Hầu hết các chỉ số cho thấy khả năng phục hồi của kinh tế Việt Nam”.

Chia sẻ
(VOV5) - Đây là đánh giá được WB tại Việt Nam đưa ra trong báo cáo “Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 9-2020” mới đây.

Hầu hết các chỉ số cho thấy khả năng phục hồi của kinh tế Việt Nam”. - ảnh 1

Ảnh minh họa - Nguồn: nhandan.com.vn

Báo cáo “Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 9/2020” của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết trong tháng 8 vừa qua, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, nhưng với tốc độ chậm hơn những tháng gần đây. Xuất khẩu của Việt Nam ổn định, tăng trưởng 1,42% mỗi tháng, nhưng dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam chỉ đạt khoảng 720 triệu USD trong tháng 8. Việt Nam đã nhận được 19,5 tỷ USD vốn FDI trong 8 tháng năm 2020, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2019. Lạm phát tiếp tục giảm trong tháng 8, ở mức 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức giảm nhẹ so với những tháng gần đây do giá lương thực ổn định.

Đáng chú ý, tính đến cuối tháng 8-2020, dự trữ ngoại hối của NHNN là 92 tỷ USD, tăng so với mức 80 tỷ USD vào cuối tháng 12-2019. Mặc dù mức tăng này không cao như mức tăng cùng kỳ năm 2019, nhưng nó chứng tỏ khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam.

WB cho rằng việc Việt Nam đã đạt mức thặng dư thương mại hàng hóa cao kỷ lục và thu hút được dòng vốn FDI lớn đã giúp giảm thiểu tác động của việc giảm lượng kiều hối và thu nhập bằng ngoại tệ từ du khách nước ngoài. Đồng thời, cán cân thanh toán của Việt Nam đã thể hiện tính chống chịu cao khi tỷ giá VND/USD được duy trì ở mức ổn định.

Báo cáo đánh giá, tốc độ phục hồi kinh tế trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào mức độ phục hồi của nhu cầu trong nước sau đợt bùng phát dịch bệnh ở Đà Nẵng. Báo cáo cũng nhấn mạnh Việt Nam cần chú ý nhiều hơn đến các tác động của đại dịch, sự ổn định về tài khóa và tài chính trong trung và dài hạn, cũng như các chính sách để giải quyết những vấn đề phát sinh.

Feedback