Hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu Ba Lan - Châu Á (CSPA) và Trường Đại học Xã hội nhân văn Colegium Civitas phối hợp tổ chức.
Tại Hội thảo, các học giả và khách mời thảo luận về những tranh chấp trong khu vực Biển Đông, đặc biệt là tình hình liên quan quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong thời gian qua. Các chuyên gia đánh giá rằng trong 5 năm gần đây Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động quân sự hóa ồ ạt và làm thay đổi hoàn toàn nguyên trạng các khu vực chiếm đóng ở Biển Đông. Các động thái của Trung Quốc cho thấy nước này có thể sẽ tiếp tục tăng cường ảnh hưởng trên biển Đông - tuyến vận tải hàng hải quan trọng bậc nhất trên thế giới - theo đó từng bước gia tăng khả năng cạnh tranh vị thế cường quốc số một thế giới của Mỹ.
Về lập trường của Liên minh châu Âu (EU) và Ba Lan liên quan tranh chấp Biển Đông, các chuyên gia cho rằng EU luôn khẳng định quan điểm hạn chế xung đột và tôn trọng luật pháp quốc tế, phản đối mọi hành động xây dựng đảo nhân tạo ở khu vực Biển Đông.