Triển khai sâu rộng lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Chia sẻ
(VOV5) - Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo chỉ thị của Bộ Chính trị, đang diễn ra sôi nổi. 

(VOV5) - Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo chỉ thị của Bộ Chính trị, đang diễn ra sôi nổi. Đây thực sự là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, của các cấp, các ngành, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp, thi hành Hiến pháp và góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

“Theo kế hoạch bắt đầu từ trung tuần tháng 2 sẽ tổ chức các hội nghị để lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân, nhân sỹ, trí thức, luật sư, luật gia, các tổ chức tôn giáo. Hình thức đầu tiên lấy qua kênh tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo ở cấp tỉnh, cấp huyện, ở các tổ chức thành viên. Hình thức thứ hai là tiếp nhận ý kiến của nhân dân tham gia, tổ chức một phòng, đón tiếp tất cả ý kiến của các cử tri người ta có thể gửi đến đó hoặc người ta đến gặp trực tiếp.”

Triển khai sâu rộng lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 - ảnh 1

Tỉnh ủy Bắc Ninh đã giao Hội đồng nhân dân là cơ quan chủ trì chuẩn bị toàn bộ nội dung kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện lấy ý kiến của đông đảo các tầng  lớp nhân dân bảo đảm đúng tiến độ, tổng hợp ý kiến đạt kết quả cao. Tại Thái Nguyên, Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến với 10 điểm cầu tại Trung tâm tỉnh và 9 huyện, thành phố, thị xã, đồng thời huy động các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai, lựa chọn các hình thức lấy ý kiến công khai, rộng rãi, đảm bảo phát huy quyền dân chủ và trí tuệ của nhân dân.

Ông Nguyễn Đức Minh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Nguyên cho biết: "
Mong muốn được đóng góp tâm huyết của mình, Giáo sư, Viện sỹ, Nhà giáo Nhân dân Phạm Minh Hạc, Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm về “Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường”.  Ông nhất trí với việc Dự thảo giữ 7 nội dung của Hiến pháp năm 1992 về giáo dục. Đồng thời bày tỏ sự đồng tình cao với việc bổ sung một nội dung trong khoản 1 về hội nhập quốc tế; bổ sung khoản 3 của Điều 66 về phát triển tài năng và người khuyết tật và đặc biệt khó khăn. Giáo sư Phạm Minh Hạc nhấn mạnh Hiến pháp nên thay đổi một số câu từ trong điều 66 để đảm bảo tính khoa học và phù hợp với xu thế thời đại: “Thế kỷ 21 người ta nói nhiều đến phát triển con người một cách bền vững. Cho nên tôi đề nghị thay câu “hình thành và bồi dưỡng nhân cách và phẩm chất năng lực của công dân” bằng câu “mục tiêu của giáo dục là phát triển bền vững con người”. Vì phẩm chất và năng lực cộng lại với nhau thì bằng nhân cách, cho nên không nên viết như cũ, nó không đúng với lý luận khoa học cũng như là cách thường hiểu của nhân dân mà nên thay bằng “hình thành và phát triển con người bền vững có phẩm chất và năng lực cho thế hệ trẻ”.

Feedback