Đảm bảo quyền được thông tin trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Chia sẻ
(VOV5) - Hội nghị ngành báo chí góp ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 diễn ra chiều 26/3, tại Hà Nội với sự tham dự của lãnh đạo nhiều cơ quan báo chí, các nhà báo lão thành.

(VOV5) - Hội nghị ngành báo chí góp ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 diễn ra chiều 26/3, tại Hà Nội với sự tham dự của lãnh đạo nhiều cơ quan báo chí, các nhà báo lão thành.


Phát biểu tại đây, các ý kiến khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, không chấp nhận các ý kiến khác, đi ngược lại xu thế hiện nay, chống lại vai trò lãnh đạo của Đảng. Về quyền con người, một số ý kiến cho rằng Dự thảo sửa đổi đã chú trọng hơn đến quyền con người, bảo đảm cụ thể hoá quan điểm của Nhà nước là tôn trọng, bảo đảm quyền con người và quyền công dân.


Liên quan đến quyền công dân tự do ngôn luận, tự do báo chí, có ý kiến cho rằng cần bổ sung thêm quyền được tiếp cận thông tin. Đề cập những vấn đề này, nhà báo Phan Quang, nguyên Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, nêu ý kiến: “Hiến pháp thể hiện Nhà nước của nhân dân là ở chỗ bảo vệ quyền con người, tôn trọng quyền con người và ngăn ngừa việc làm dụng quyền con người mà trong quyền con người tôi rất quan tâm về quyền thông tin. Chúng tôi rất hoan nghênh trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này đã sửa đổi, thể hiện đầy đủ quyền con người. Tuy nhiên về quyền thông tin, báo chí phải đứng ra bảo vệ cho quyền được thông tin và quyền hành nghề của mình bởi vì quyền hành nghề tức là quyền tự do ngôn luận của công dân”.


Cũng tại Hội nghị, một số ý kiến kiến nghị Dự thảo sửa đổi  Hiến pháp 1992 nên khẳng định rõ ràng hơn về vai trò, trách nhiệm của hoạt động báo chí trên các phương tiện truyền thông đại chúng./.

Feedback