Tiếng đàn violoncelle của nghệ sĩ Hoài Xuân, nghiên cứu sinh Việt Nam tại Rumani

Minh Anh
Chia sẻ
(VOV5) - Đến với quý vị và các bạn trong chương trình này là tiếng đàn Violoncelle của nghệ sĩ Hoài Xuân, cùng câu chuyện của một nghiên cứu sinh Việt Nam tại Rumania nhân chuyến trở về biểu diễn tại quê nhà.
(VOV5) - Đến với quý vị và các bạn trong chương trình này là tiếng đàn Violoncelle của nghệ sĩ Hoài Xuân, cùng câu chuyện của một nghiên cứu sinh Việt Nam tại Rumania nhân chuyến trở về biểu diễn tại quê nhà.

Tiếng đàn violoncelle của nghệ sĩ Hoài Xuân, nghiên cứu sinh Việt Nam tại Rumani - ảnh 1
Nghệ sĩ Hoài Xuân



Nghe âm thanh bài viết tại đây:




Gặp và trò chuyện cùng Hoài Xuân những ngày đầu Hà Nội Thu thật dễ chịu, bởi Hoài Xuân đã hút tôi vào câu chuyện một cách tự nhiên và đầy hứng khởi: "Trước khi về Hoài Xuân rất hồi hộp lắm, mặc dù lần nào về cũng háo hức nhưng lần này thật nhiều cảm xúc. Xuân về rất ít ngày nhưng lại tham gia vào 2 chương trình biểu diễn. 1 chương trình theo lời mời của công ty LG biểu diễn ở miền Trung với phong cách mới đấy là sự pha trộn giữa nhạc cổ điển với nhạc Rock và một chương trình mà như các bạn đã biết về Album Hướng về Hà Nội của Hoài Xuân. Xuân biểu diễn tác phẩm này với sự chuẩn bị rất kỹ lượng nhân dịp kỷ niệm 61 năm Giải phóng thủ đô".

Ngược dòng thời gian, Hoài Xuân đến với âm nhạc từ khá sớm. Năm 10 tuổi, Hoài Xuân làm quen với cây đàn organ, piano rồi chuyển sang học violoncelle hệ Sơ Trung tại Đại học Nghệ thuật Huế. Năm 2006, Hoài Xuân tiếp tục học Đại học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Năm 2012, Xuân tốt nghiệp Thạc sĩ loại xuất sắc. Chưa dừng lại ở đó, Hoài Xuân tiếp tục tìm kiếm cơ hội học tập và sáng tạo nghệ thuật. Hoài Xuân kể: "Xuân đã tìm cơ hội học bổng cho mình trên mạng, rồi làm hồ sơ và DVD gửi đi. Thật may mắn Xuân đã được sự trợ giúp của 2 chính phủ Việt Nam và Rumani để có được học bổng toàn phần cho nghiên cứu tiến sĩ tại Nhạc viện Bucharest. Như các bạn biết, Rumania nổi tiếng trong lĩnh vực toán học, dầu khí, trong đào tạo Opera và các loại nhạc cụ, nhưng hiện tại riêng ngành Cello chỉ có mình Xuân".

Xa quê hương, xa gia đình bạn bè, người thân, cuộc sống nơi xa xứ cũng gặp những khó khăn nhất định. Vậy Hoài Xuân đã chuẩn bị cho mình tâm thế như thế nào để có thể học tập, nghiên cứu và vẫn tham gia biểu diễn không chỉ ở Rumania, ở trong nước và ở nhiều nước khác?

Xuân quen rồi. xa nhà từ 10 tuổi vào Huế học rồi ra Hà nội nên nhớ nhà , xa quê , nhớ món ăn, nhớ cuộc sống sinh hoạt thường nhật lại là động lực thúc đẩy Xuân phải lao vào học tập, nghiên cứu để không uổng phí thời gian xa quê. Kho khăn nhưng Xuân chỉ nghĩ đến âm nhạc và biến khó khăn thành nghị lực để vượt qua và để mong có một kết quả học tập thành công. Hoài Xuân cũng tham gia biểu diễn với nhiều câu lạc bộ của Trường, của Đại sứ quán, của Hội người Việt, tham gia nhiều ban nhạc đi biểu diễn ở nhiều nơi ở Rumani, Séc, Áo, Italia để học hỏi thêm kinh nghiệm cũng như mở rộng sự hiểu biết và khám phá thêm những trải nghiệm mới trong âm nhạc.

Hoài Xuân có thể nói rõ hơn về Luận án mà Hoài Xuân đang thực hiện cũng như những đánh giá bước đầu của các giáo sư, nhũng người đang hướng dẫn, gainrg dạy tại Trường về đề tài mà Xuân theo đuổi?

Xuân đang làm luận án về: Đưa cây đàn cello đến gần hơn với công chúng và phổ cập tại Việt Nam. Luận án của Hoài Xuân có 50 % là nghiên cứu lý luận và 50% dành cho biểu diễn. Đây là một phương pháp học mới và giúp cho người học có cơ hội thể hiện. Có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn vì đề tài Hoài Xuân chọn là phổ cập cây đàn Cello ở Việt Nam và Xuân phải nghiên cứu biểu diễn và có một cách tiếp cận riêng. Cái khó khăn nữa là ngôn ngữ. Xuân phải viết bằng tiếng Việt, rồi dịch sang tiếng Anh và cả tiếng Rumania nên về mặt ngữ pháp là rất khó để chuyển tải nội dung. Các giáo sư đánh giá cao và thầy hướng dẫn của Xuân đã vui mừng chia sẻ rằng, qua việc hướng dẫn luận án của Xuân để ông hiểu hơn về âm nhạc Việt Nam thông qua cây đàn Cello…

Feedback