Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát tác động biến đổi khí hậu đối với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Chia sẻ
(VOV5) - Đồng bằng Sông Cửu Long đang chịu các tác động của quá trình phát triển nội tại, của biến đổi khí hậu và các hoạt động của khu vực thượng nguồn. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát tác động biến đổi khí hậu đối với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long - ảnh 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng (Ảnh: VGP)

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Thành phố Cần Thơ, dự hội Hội nghị về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu, chiều 26/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và lãnh đạo một số bộ, ngành thị sát toàn vùng đồng bằng Sông Cửu Long bằng máy bay trực thăng.

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chịu các tác động của quá trình phát triển nội tại, của biến đổi khí hậu và các hoạt động của khu vực thượng nguồn. Những ưu thế về tự nhiên cho phát triển và đảm bảo cho sinh kế của người dân trước đây và hiện nay của vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ thay đổi, làm thay đổi căn bản mô hình sản xuất, tập quán sinh hoạt của người dân trong vùng. Ngày mai, 27/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu.

Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Hermen Borst, Cao ủy Chương trình Đồng bằng Hà Lan, nhân dịp ông Hermen Borst dự Hội nghị về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng Hà Lan có rất nhiều kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp và ứng phó biến đổi khí hậu có thể chia sẻ và hợp tác với Việt Nam. Do đó, Thủ tướng mong muốn Hà Lan chia sẻ những kinh nghiệm quývới Việt Nam trong việc phát triển bền vững vùng đồng bằng Sông Cửu Long, trong đó có vấn đề xây dựng chiến lược cũng như huy động tài chính. Thủ tướng cho biết Việt Nam sẽ thành lập một Ban điều phối và quỹ vùng Đồng bằng sông Cửu Long và mong muốn hợp tác với Chương trình Đồng bằng Hà Lan lâu dài và hiệu quả hơn.

Feedback