Quốc hội thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Chia sẻ
(VOV5) - Đa số ý kiến các đại biểu đồng tình với việc giữ nguyên tên nước là CHXHCN Việt Nam với lý do tên nước hiện tại không gây cản trở sự phát triển, hội nhập của Việt Nam. Một trong những vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm là Điều 4 quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng. Các đại biểu tán thành việc giữ nguyên điều này vì tính lịch sử, tính tất yếu khách quan sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam. 

(VOV5) - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là nội dung thảo luận trong ngày làm việc hôm nay của kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XIII.


Đa số ý kiến các đại biểu đồng tình với việc giữ nguyên tên nước là CHXHCN Việt Nam với lý do tên nước hiện tại không gây cản trở sự phát triển, hội nhập của Việt Nam. Một trong những vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm là Điều 4 quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng. Các đại biểu tán thành việc giữ nguyên điều này vì tính lịch sử, tính tất yếu khách quan sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam.

Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, nêu ý kiến:
 “Phật giáo ủng hộ giữ nguyên tên nước. Điều 4, đặc biệt Phật giáo chúng tôi đề cao việc trung thành với Đảng cộng sản vì chính nhờ sự lãnh đạo của Đảng mà đã tập hợp được Phật giáo cả nước. Vì vậy, chúng tôi tán thành việc giữ nguyên Điều 4”.

Tại buổi thảo luận, nhiều đại biểu đề cập vấn đề thu hồi đất, bồi thường trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Các ý kiến cho rằng Hiến pháp cần quy định rõ trong trường hợp thật cần thiết vì mục đích quốc phòng - an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng thì thu hồi đất, còn vì mục đích phát triển kinh tế thì trưng mua quyền sử dụng đất theo quy hoạch, tránh việc thu hồi đất tràn lan.

Đối với vấn đề Hiến định các thành phần kinh tế, một số ý kiến cho rằng nên quy định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

Ông Phan Đình Trạc, đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, nêu rõ:
Tôi thống nhất với quy định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, có nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Vì thứ nhất, Hiến pháp là lâu dài. Thứ 2, các thành phần kinh tế luôn luôn biến động theo từng giai đoạn thực tiễn, mà chúng ta lại đang định hướng ban đầu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, cho nên các thành phần kinh tế có thể thay đổi thêm và vai trò của các thành phần kinh tế quốc dân cũng có thể có đổi khác tuỳ theo từng giai đoạn. Chính vì để đảm bảo tính ổn định lâu dài của Hiến pháp nên tôi đề nghị quy định như trên”.

Cũng tại buổi thảo luận, các đại biểu đề cập tổ chức bộ máy Nhà nước, việc nên hay không nên thành lập Hội đồng lập Hiến./.

Feedback