Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tạo sẽ điều kiện cho đất nước phát triển

Lê Tuyết
Chia sẻ
(VOV5) - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam bắt đầu tại Thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố.

Chiều tối 6/11, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; cho ý kiến về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94 của Quốc hội.

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tạo sẽ điều kiện cho đất nước phát triển - ảnh 1Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam bắt đầu tại Thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố; chiều dài tuyến hơn 1.500 km, khởi công năm 2027; phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2035. Cho ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư rất quan tâm đến dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam. Nếu làm được đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam này với vốn đầu tư khái toán là khoảng 67 tỷ USD, sẽ tạo sức bật mới cho sự phát triển của Việt Nam. Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Về dự án điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94 của Quốc hội, theo tờ trình của Chính phủ, sau khi được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, Chính phủ đã chỉ đạo lập trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1, triển khai thiết kế đấu thầu thi công hoàn thành, dự kiến đưa vào khai thác năm 2025. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn Chính phủ nỗ lực về đích sớm trước 6 tháng kế hoạch giai đoạn 1, bởi đây là dự án được cử tri, nhân dân rất mong đợi.

Feedback