Tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển bền vững

Chia sẻ
(VOV5) - Ngày 28/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng 4 Phó Thủ tướng, 9 Bộ trưởng và Chủ tịch hai thành phố lớn có buổi đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp. Trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp khó khăn về nguồn vốn, chính sách và thị trường… hội nghị được kỳ vọng sẽ mở ra những hướng đột phá để giúp cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững hơn, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Chính phủ đặt ra trong các năm 2014 – 2015.

(VOV5) - Ngày 28/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng 4 Phó Thủ tướng, 9 Bộ trưởng và Chủ tịch hai thành phố lớn có buổi đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp. Trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp khó khăn về nguồn vốn, chính sách và thị trường… hội nghị được kỳ vọng sẽ mở ra những hướng đột phá để giúp cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững hơn, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Chính phủ đặt ra trong các năm 2014 – 2015.

 

Tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển bền vững - ảnh 1



Hội nghị là hoạt động được tổ chức định kỳ hàng năm và trở thành một diễn đàn quan trọng để cộng đồng doanh nghiệp (DN) trực tiếp chia sẻ những khó khăn vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Bốn nhóm chủ đề là mối quan tâm chính của cộng đồng doanh nghiệp sẽ được trình bày và thảo luận tại Hội nghị gồm: DN dân doanh với vấn đề tiếp cận tín dụng ngân hàng, các chính sách thuế và tiếp cận vốn thông qua các quỹ bảo lãnh, vấn đề tiếp cận thị trường, vấn đề tiếp cận đất sạch cho sản xuất kinh doanh.

 

Chính phủ và Doanh nghiệp cùng chia sẻ khó khăn và đề xuất giải pháp

 

Có khoảng 500 đại biểu, trong đó 400 doanh nghiệp dân doanh, 50 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), 20 doanh nghiệp nhà nước có mặt tại hội nghị để đối thoại trực tiếp với Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến các vấn đề về kinh tế doanh nghiệp. Trả lời phỏng vấn Phóng viên Đài TNVN trước thềm hội nghị, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết hiện nền kinh tế và cộng đồng DN đang bước vào một giai đoạn phát triển mới mà ở đó yêu cầu tái cấu trúc, hướng tới một cơ cấu hiện đại và bền vững trở thành vấn đề quan trọng sống còn, do đó lần này Thủ tướng quyết định gặp để có thể lắng nghe, trao đổi với các doanh nghiệp, từ đó hiện thực hóa những bước đột phá về thể chế. Thủ tướng nói: Tôi cho rằng hội nghị này có vai trò quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi môi trường kinh tế vĩ mô đã tương đối ổn định, thì việc phát triển doanh nghiệp cũng như các biện pháp để DN vượt qua khó khăn hiện nay để đóng góp vào tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng sẽ rất quan trọng. Trong những ngày qua, chúng tôi đã nhận được trên 300 ý kiến, kiện nghị liên quan đến các bộ ngành, địa phương và chúng tôi đã chuyển đến các bộ nghành địa phương và báo cáo lên Thủ tướng. Hội nghị này sẽ có một loạt ý kiến của DN sẽ được giải quyết ngay... những vấn đề còn lại sẽ được các bộ ngành, địa phương tiếp tục trả lời doanh nghiệp, đây cũng là cách để đẩy nhanh việc cải cách thể chế đã đề ra.  

 

Một vấn đề quan trọng được các doanh nghiệp đặt ra tại hội nghị này đó là các DN gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Hiện chỉ có hơn 32% số doanh nghiệp trả lời là tiếp cận được vốn vay ngân hàng một cách thường xuyên, hơn 35% cho rằng là vay được nhưng rất khó khăn và 33% còn lại khẳng định không thể vay được. Theo Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ VN, từ năm 2012 đến tháng 9/2013, rất ít các doanh nghiệp được ngân hàng bảo lãnh để vay vốn ngân hàng thương mại vì vậy đẩy nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vào tình thế rất khó khăn. Ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ xuất nhập khẩu thủy sản Phước Tiến, Thành phố Đà Nẵng, nêu ý kiến:Công ty chúng tôi vừa ký hợp đồng với đối tác Nhật Bản, trị giá khoảng 50-60 ngàn USD nhưng cũng gặp khó khăn trong vấn đề vay vốn. Mong ngân hàng phải nhìn vào lịch sử phát triển của doanh nghiệp, người ta đóng góp như thế nào, có thị trường hay không, có khả năng phát triển hay không. Nếu như có đầy đủ điều kiện phát triển tốt thì cũng nên ưu tiên cho doanh nghiệp phát triển.”

 

Để doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng và phát triển bền vững

 

Theo báo cáo tổng quan về tình hình doanh nghiệp và và nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2014-2015, hiện khối DN Nhà nước đã và đang đóng vai trò đầu tàu trong phát triển nhưng về lâu dài, tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân sẽ đóng góp như động lực phát triển đất nước... Theo tỷ trọng GDP, khối doanh nghiệp dân doanh đã vươn lên đứng đầu, tiếp theo là khối DN Nhà nước. Chính vì vậy Hội nghị lần này, Thủ tướng đặt trọng tâm vào việc tạo điều kiện phát triển cho doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh. Trong đó chú ý đến việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp. Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng đa số doanh nghiệp dân doanh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy phải tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp trong thành lập, đầu tư, kinh doanh. Ông nói: Tạo lập một môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng là điều quan trọng nhất. Vì doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều là bất lợi trong việc kinh doanh nên cần những chương trình và biện pháp hỗ trợ. Trong quá trình tiếp cận các nguồn lực phát triển cũng cần có những chương trình riêng cho khối doanh nghiệp này... Ngoài ra do quy mô nhỏ nên doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tiếp cận với khoa học công nghệ. Hiện Chính phủ, VCCI và Bộ Khoa học công nghệ đã, đang tổ chức các hội thảo kết nối các nhà khoa học để doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

 

Nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới mà ở đó yêu cầu tái cấu trúc, hướng tới một cơ cấu hiện đại và bền vững trở thành vấn đề quan trọng sống còn. Cùng với việc hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam rất cần một khu vực doanh nghiệp đủ sức tiếp cận với công nghệ mới, trở thành đối tác của các tập đoàn xuyên quốc gia… Sự kiện Thủ tướng Chính phủ gặp doanh nghiệp năm 2014 cũng thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của Chính phủ với doanh nghiệp; tạo niềm tin và động lực cho doanh nghiệp, nhất là khối doanh nghiệp dân doanh vượt qua khó khăn, phát triển bền vững cùng nền kinh tế đất nước./.

Feedback