Những thách thức và kỳ vọng đặt ra với Hội đồng bảo an Liên hợp quốc sau khi có thêm 5 Ủy viên không thường trực mới

Bá Thi
Chia sẻ
(VOV5) - Tình trạng bất đồng quan điểm và mâu thuẫn giữa các quốc gia thành viên thường trực cũng khiến Hội đồng bảo an gặp rất nhiều rất khó khăn trong việc đạt được đồng thuận.

Tuần qua, sau hai vòng bỏ phiếu, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu ra 5 Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2021-2022.Dù còn nửa năm nữa mới chính thức nhận nhiệm vụ, song ngay từ lúc này, nhiều thách thức và cả kỳ vọng đã được chỉ ra cho các thành viên mới cũng như cả Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ tới.

Trúng cử và trở thành ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc không chỉ là niềm vinh dự và tự hào, mà còn là trọng trách lớn lao cho quốc gia được bầu chọn. Bởi lẽ, Hội đồng Bảo an là cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có quyền quyết định đánh giá thực tại của các mối đe dọa đối với hoà bình, phá hoại hòa bình hoặc hành động xâm lược, và sẽ khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cần được tiến hành phù hợp để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế.

Các quyết định và nghị quyết của Hội đồng Bảo an đều mang tính chất ràng buộc và tất cả các thành viên của Liên hợp quốc đều có trách nhiệm phải tôn trọng và thi hành. Với nhiệm vụ to lớn đó, kỳ vọng và cả thách thức đặt ra cho các Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an nhiệm kỳ tới (Ấn Độ, Mexico, Na Uy, Ireland và Kenya), cũng như cả cơ quan này, là rất lớn. 

Những thách thức và kỳ vọng đặt ra với Hội đồng bảo an Liên hợp quốc sau khi có thêm 5 Ủy viên không thường trực mới - ảnh 1Toàn cảnh một phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ ngày 30/9/2019.
Nguồn: AFP/TTXVN

Những thách thức

Để đảm nhiệm thành công nhiệm kỳ ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an, trước hết, các quốc gia trúng cử phải đối mặt với những khó khănđang tồn tại vốn đãbắt rễ sâu trong Hội đồng bảo an từ nhiều thập niên qua. Các thách thức đóchủ yếu xuất phát từ sự khác biệt về quan điểm cơ bản, xung đột lợi ích cốt lõi và cạnh tranh ảnh hưởng giữa 5 nước ủy viên thường trực là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc.

Những bất đồng giữa các nước ủy viên thường trực ngày càng bộc lộ rõ hơn trong thời gian qua, điển hình là việc Hội đồng bảo an đã không thể thống nhất và đưa ra phản ứng kịp thời để đối phó với cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra,cho dù cộng đồng quốc tế đã đặt rất nhiều kỳ vọng vào điều này. Tình trạng bất đồng quan điểm và mâu thuẫn giữa các quốc gia thành viên thường trực cũng khiến Hội đồng bảo an gặp rất nhiều rất khó khăn trong việc đạt được đồng thuận để ra các nghị quyết chung. Hệ quả là năm 2019, Hội đồng bảo an chỉ đồng thuận và thông qua được 67 quyết định, là con số thấp nhất kể từ năm 1991.

Tiếp đến, các nước Ủy viên không thường trực mới và đương nhiệm còn phải gánh trọng trách tham gia giải quyết một loạt các vấn đề mới nổi ngày càng gia tăng tại nhiều khu vực trên thế giới, từ Trung Đông, châu Phi đến khu vực Đông Bắc Á, cũng như vấn đề biến đổi khí hậutoàn cầu.Đặc biệt,việc xử lý những ảnh hưởngnặng nề nhưngchưa có hồi kết của đại dịch Covid-19, được coi là một thách thức nghiêm trọng. Theo nhiều báo cáo, đại dịch Covid-19 có nguy cơ rất cao sẽ dẫn tới hàng loạt hậu quả trên diện rộng đối với tình hình hòa bình và an ninh quốc tế, cũng như ảnh hưởng đáng kể đến chính các hoạt động theo chương trình nghị sự của Hội đồng bảo an.

Kỳ vọng

Rõ ràng, thách thức đặt ra với các tân Ủy viên không thường trực và cả Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thời gian tới, là rất lớn. Mặc dù vậy, dư luận thế giới vẫn hy vọng Hội đồng bảo an sẽ phát huy tốt vai trò của mình, bảo vệ và duy trì nền hòa bình thế giới. Cơ sở của niềm tin đó là những nỗ lực đáng ghi nhận trong thời gian qua của các nước ủy viên không thường trực trong việc thu hẹp khoảng cách bất đồng trong Hội đồng bảo an, thông qua việc tổ chức họp thường xuyên với nhau và với sự góp mặt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, nhằm tìm kiếm giải pháp để tổ chức này có thể hoạt động hiệu quả hơn.

Bởi vậy, khi Hội đồng bảo an không thể đạt được tiếng nói chung về những vấn đề quan trọng, thì các nước ủy viên không thường trực đã cùng nhau đưa ra thông cáo chung bày tỏ quan điểm, chẳng hạn như thông cáo chung hồi tháng 11/2019 về các hoạt động của Israel chiếm đóng khu tái định cư ở Bờ Tây, hay thông cáo chung về cải tiến phương thức làm việc của Hội đồngbảo an trong 5/2020 vừa qua.

Bên cạnh đó, cả 5 nước trúng cử chức Ủy viên không thường trực nhiệm kỳ 2021-2022 của Hội đồng bảo an, đều là những quốc gia đã từng giữ chức Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an trước đó (riêng Ấn Độ đã có 7 nhiệm kỳ), tức có những kinh nghiệm tốt về hoạt động của Hội đồng bảo an. Đồng thời, các nước cũng đều đã có sự chuẩn bị sẵn sàng về mọi phương diện để đón nhận và vượt qua những thử thách trên cương vị mới, thể hiện qua chương trình nghị sự tranh cử. Những yếu tố nàyđược tin là sẽ giúp các nước có sự đóng góp thiết thực và hiệu quả vào hoạt động của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, vì một thế giới hòa bình và ổn định lâu dài.

Feedback