Mỹ và châu Âu nỗ lực tìm lời giải cho bài toán năng lượng

Chia sẻ

(VOV5) - Do nguồn cung bị hạn chế trong khi giá cả tiếp tục duy trì ở mức cao cùng với các hình thái thời tiết diễn biến khắc nghiệt bất thường, triển vọng đảm bảo năng lượng của cả Mỹ và châu Âu còn phải đối mặt thách thức lớn.  

Do nguồn cung bị hạn chế trong khi giá cả tiếp tục duy trì ở mức cao cùng với các hình thái thời tiết diễn biến khắc nghiệt bất thường, các quốc gia Bắc Mỹ và châu Âu đang gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng. Hàng loạt giải pháp, trong đó có những biện pháp chưa từng có tiền lệ, đã được các Chính phủ triển khải để cứu vãn tình hình. Tuy nhiên, trong bối cảnh có quá nhiều yếu tố bất lợi như hiện nay, triển vọng đảm bảo năng lượng của cả Mỹ và châu Âu vẫn được cho là còn phải đối mặt thách thức lớn.

Mỹ và châu Âu nỗ lực tìm lời giải cho bài toán năng lượng  - ảnh 1Một trạm nén khí thuộc đường ống khí đốt Yamal-Europe gần Nesvizh, Belarus. Ảnh: Reuters

Nhiều chỉ số mới công bố cho thấy, giá nhiên liệu ở cả Mỹ và châu Âu vẫn duy trì ở mức cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2021, kéo theo đó là mức lạm phát cũng ở mức cao kỷ lục trong nhiều thập niên. Cùng với đó là diễn biến nắng nóng bất thường, khiến cho nhiệm vụ đảm bảo năng lượng ở cả hai bờ Đại Tây Dương luôn trong tình trạng căng thẳng cao độ, dù hàng loạt biện pháp đối phó đã được triển khai.

Tình hình năng lượng diễn biến căng thẳng

Trước tuần cuối cùng của tháng 7 này, giá xăng ở Mỹ đã có chuỗi giảm giá liên tục trong hơn một tháng, từ mức đỉnh điểm hơn 5 USD/gallon hồi giữa tháng 6, xuống còn dưới 4,5 USD/gallon. Thậm chí, trong cuộc họp trực tuyến với các cố vấn kinh tế để thảo luận về giá xăng, Tổng thống Mỹ Joe Biden còn khẳng định rằng giá xăng ở một số nơi đã giảm gần 1 USD và “người Mỹ giờ đây có thể mua xăng với giá dưới 3,99 USD tại hơn 30.000 trạm nhiên liệu ở ít nhất 35 bang’’.

Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế và giới phân tích, mức giá 4 USD/gallon xăng tại Mỹ hiện vẫn cao gấp đôi so với mức giá tại thời điểm Tổng thống Biden nhậm chức (tháng 1/2021). Đây mới là điều người dân và cử tri Mỹ quan tâm. Tất nhiên, Chính quyền Tổng thống Biden ý thức rất rõ vấn đề này, nhất là trong bối cảnh chỉ còn hơn 3 tháng nữa là diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Quốc hội Mỹ (tháng 11/2022).

Mỹ và châu Âu nỗ lực tìm lời giải cho bài toán năng lượng  - ảnh 2Một trạm xăng ở Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại châu Âu, vấn đề thậm chí còn căng thẳng và đáng lo ngại hơn. Giá nhiên liệu, đặc biệt là khí đốt, hiện đã tăng cao hơn gấp nhiều lần so với năm 2021 và những năm trước. Nhưng điều đáng lo ngại hơn là nguồn cung đang suy giảm mạnh, chủ yếu do sự suy giảm từ đối tác cung cấp lớn nhất là Nga. Một số báo cáo lo ngại châu Âu sẽ không có đủ khí đốt dự trữ cho mùa đông tới đây.

Tình hình căng thẳng nguồn cung nhiên liệu và năng lượng tại châu Âu liên tục được phản ánh qua nhiều con số và sự vụ. Đơn cử tại nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) là Đức, Chính phủ nước này ngày 21/7 vừa qua đã phải thông qua gói cứu trợ khẩn cấp đặc biệt trị giá 15 tỷ EURO để cứu trợ hãng năng lượng lớn nhất nhì Đức là Uniper. Trước đó, Uniper hôm 18/7 ra thông báo cho biết hãng này chịu lỗ hàng chục triệu EURO mỗi ngày kể từ khi Nga cắt khí đốt sang Đức hồi tháng 6. Uniper phải chuyển sang mua khí đốt từ nguồn khác với giá cao hơn, nhưng đã sử dụng hết hạn mức vay 2 tỷ EURO từ ngân hàng đầu tư quốc doanh KfW, nên phải nộp đơn xin cấp thêm hạn mức.

Còn tại Pháp, tình hình năng lượng căng thẳng tới mức Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Năng lượng Agnes Pannier-Runacher hôm 24/7 phải ra quy định phạt tiền các cửa hàng để cửa mở trong lúc sử dụng thiết bị làm mát. Pháp và nhiều quốc gia châu Âu đang phải vật lộn với làn sóng nhiệt cao nghiêm trọng nhất trong nhiều thập niên qua.

Nỗ lực tìm giải pháp

Để đối phó, Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã có chuyến công du tới Trung Đông nhằm hối thúc các quốc gia giàu dầu mỏ trong khu vực tăng sản lượng khai thác dầu để tạo tác động giảm giá nhiên liệu toàn cầu. Bên cạnh đó, Mỹ cùng Canada cũng tích cực xúc tiến việc đạt thỏa thuận mới về chính sách năng lượng với Mexico, tạo cơ hội cho các công ty Mỹ tiếp cận thị trường năng Ở châu Âu, nỗ lực đối phó thậm chí còn diễn ra khẩn trương hơn nhiều. Hãng tin Bloomberg hôm 22/7 dẫn các dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho biết, châu Âu đang tích cực tăng mua dầu thô từ các nước Trung Đông để bù đắp nguồn cung suy giảm từ Nga do ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt. Theo đó, đến nửa cuối tháng 7, lượng dầu thô từ Trung Đông chuyển sang Châu Âu đã tăng gần gấp đôi so với cả năm 2021. 

Tuy nhiên, không phải quốc gia châu Âu nào cũng hành động theo hướng giảm mua nhiên liệu từ Nga để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay. Chẳng hạn, Hungary mới đây thông báo sẽ mua thêm 700 triệu m3 khí đốt tự nhiên ngoài số lượng quy định trong các hợp đồng dài hạn từ Nga. Hôm 20/7, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto thông báo trên Twitter rằng ông đã đến Moscow để đàm phán về việc mua thêm khí đốt của Nga.

Hungary là nước châu Âu không muốn áp đặt trừng phạt năng lượng với Nga nhất, nhiều lần kêu gọi cân nhắc việc áp đặt trừng phạt với Nga. Hôm 15/7 vừa qua, Thủ tướng Hungary Viktor Orban thậm chí cho rằng EU "tự bắn vào phổi" khi áp các lệnh trừng phạt với Nga. Đến ngày 23/7, Thủ tướng Hungary Viktor Orban tiếp tục khẳng định trừng phạt không phải là giải pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine cũng như tình thế khó khăn hiện nay tại châu Âu.

Nhiều chuyên gia quốc tế đánh giá cao cách tiếp cận vấn đề của nhà lãnh đạo Hungary. Các chuyên gia này cho rằng lập trường của Hungary nên được lắng nghe và cân nhắc nghiêm túc tại Hội nghị bất thường Bộ trưởng Năng lượng EU về nguồn cung khí đốt diễn ra ngày 26/7 tại Bỉ.

Feedback