Cải cách hành chính để phục vụ tốt hơn nhu cầu người dân

Chia sẻ
(VOV5) - Cải cách hành chính nhằm xây dựng được một nền hành chính dân chủ ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân. Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực nhiều năm qua và đạt được những kết quả tích cực trong cải cách tục hành chính như: thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, một cửa liên thông hiện đại….Tại thời điểm này, Việt Nam đang triển khai kế hoạch xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2012 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện tốt hơn công cuộc cải cách hành chính.
(VOV5) - Cải cách hành chính nhằm xây dựng được một nền hành chính dân chủ ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân. Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực nhiều năm qua và đạt được những kết quả tích cực trong cải cách tục hành chính như: thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, một cửa liên thông hiện đại….Tại thời điểm này, Việt Nam đang triển khai kế hoạch xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2012 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện tốt hơn công cuộc cải cách hành chính. 

 

 Cải cách hành chính để phục vụ tốt hơn nhu cầu người dân - ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình (Ảnh: congly.com.vn)

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, khi trả lời những câu hỏi của người dân trong “Chương trình Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời” hôm cuối tuần, cho biết Bộ Nội vụ đang tiến hành xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2012 của các bộ, ngành và địa phương theo chỉ đạo của Chính phủ. Đây là hoạt động quan trọng của công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết: “Việc xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2012 thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc đổi mới công tác quản lý theo dõi, đánh giá để đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 của Việt Nam. Về mặt thực tiễn, chỉ số cải cách hành chính là công cụ quản lý mới có ý nghĩa rất quan trọng, bởi chỉ số này sẽ đánh giá toàn diện, thực chất, khách quan kết quả cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố; trong đó coi trọng việc tự đánh giá của cơ quan quản lý hành chính và đánh giá của các cơ quan, tổ chức bên ngoài, nhất là những doanh nhân, doanh nghiệp, người dân - những đối tượng trực tiếp thụ hưởng sự phục vụ của các cơ quan hành chính”.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, thông qua Bộ chỉ số cải cách hành chính năm 2012, có thể đánh giá đúng mặt mạnh, mặt yếu của việc thực hiện cải cách hành chính, qua đó sẽ giúp các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố có cơ sở xem xét, đánh giá điều chỉnh mục tiêu, nội dung cải cách hành chính hàng năm; đồng thời đề ra các giải pháp thích hợp đảm bảo ngày càng nâng cao kết quả của công tác cải cách hành chính của bộ, ngành địa phương. Xác định chỉ số cải cách hành chính theo các tiêu chí, định lượng cụ thể, các bộ, ngành, địa phương có thể so sánh, đánh giá, xếp loại kết quả cải cách hành chính hàng năm của mình.

Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cũng khẳng định khi áp dụng Bộ chỉ số cải cách hành chính năm 2012, việc đánh giá kết quả cải cách hành chính được thực hiện thông qua kết quả tự đánh giá của các cơ quan hành chính và kết quả điều tra xã hội học đối với người dân, doanh nghiệp, sẽ khắc phục được việc định tính, chủ quan, chưa có những tiêu chí định lượng cụ thể, chưa tạo được sự tham gia rộng rãi của các cơ quan, tổ chức người dân và xã hội trong công tác đánh giá, theo dõi cải cách hành chính ở Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình nhấn mạnh: “Để thực hiện mục tiêu chỉ số cải cách hành chính thực chất, khách quan, các cơ quan phải thực hiện nghiêm túc việc theo dõi đánh giá, chấm điểm về kết quả về cải cách hành chính của mình. Chúng ta đã làm được những gì và kết quả như thế nào thì tiến hành xem xét, chấm điểm đúng những thang điểm đã được quy định. Mặt khác để xây dựng được một nền hành chính dân chủ ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, của toàn xã hội, trong việc điều tra xã hội lần này, đòi hỏi sự tham gia nhiệt tình, tích cực, khách quan, công bằng của các cơ quan, tổ chức đối với việc đánh giá kết quả cải cách hành chính của các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cũng nêu rõ nếu các cơ quan hành chính tự đánh giá trách nhiệm, thực chất, khách quan, các đối tượng gồm: các đại biểu Quốc hội, cán bộ công chức, ban đảng, đoàn thể, Bộ ngành trung ương, các đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cán bộ công chức cấp tỉnh, người dân, doanh nghiệp… tham gia đánh giá khách quan, trách nhiệm, thực chất, thì việc áp dụng Bộ chỉ số cải cách hành chính năm 2012 sẽ tạo được sự đồng thuận của đông đảo người dân. Và như vậy, công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam sẽ đạt kết quả tốt đẹp./.

Feedback