Phát triển xã hội học tập là phát triển nguồn lực đặc biệt của quốc gia

Chia sẻ
(VOV5) - Ngày 18/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 8 năm thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”.

với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các tỉnh, thành phố.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết: Sau 8 năm triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” mạng lưới cơ sở giáo dục, trong đó nòng cốt là cơ sở giáo dục thường xuyên được phát triển và mở rộng.

Phát triển xã hội học tập là phát triển nguồn lực đặc biệt của quốc gia - ảnh 1Ngày 18/6/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 8 năm thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”. Ảnh: TTXVN  

Hiện cả nước có trên 17 nghìn cơ sở giáo dục thường xuyên, trong đó có 71 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, trên 600 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện, hơn 10 nghìn trung tâm học tập cộng đồng. Số lượng cơ sở giáo dục thường xuyên tư thục tăng nhanh, đặc biệt là hệ thống trung tâm tin học, ngoại ngữ.

Cũng trong 8 năm qua có 8,4 triệu học viên đã tham gia các lớp học của những trung tâm này.

Về những thành quả sau 8 năm thực hiện đề án, Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, nhấn mạnh: "Chúng tôi cho rằng, thắng lợi lớn lao nhất là chúng ta đã hoàn thành được mô hình xã hội học tập ở cấp xã. Đây là bước đi chiến lược mà chỉ có Việt Nam mới làm, chứ còn chiến lược xây dựng xã hội học tập của tất cả các quốc gia trên thế giới họ đều làm từ thành phố học tập xuống, chúng ta là làm từ cơ sở lên. Có thể nói, đây là một hiệu quả rất lớn để thúc đẩy người dân đi học. Trong thúc đẩy ấy thì động lực tâm lý cơ bản nhất là hiếu học".

Tại hội nghị, các đại biểu trao đổi, thảo luận về các giải pháp trọng tâm của Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”, đặt mục tiêu tạo chuyển biến cơ bản trong xây dựng xã hội học tập theo hướng hình thành hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, liên thông, bảo đảm đến năm 2030, mọi người dân đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận giáo dục suốt đời có chất lượng. 

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu