Công nghệ giáo dục (Edtech) khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho người học

Hà Linh
Chia sẻ
(VOV5) - Và, dù công nghệ có phát triển vượt bậc như thế nào đi nữa thì đích đến vẫn là vì con người, vì sự phát triển nguồn nhân lực quốc gia và tạo ra một xã hội học tập trọn đời.

 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ khoa học trong phát triển giáo dục đang là tất yếu, đặc biêt trong thời đại bình thường mới. Thị trường công nghệ giáo dục Việt Nam được đánh giá đầy tiềm năng, với tổng vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp ước đạt hơn 23 triệu đôla, thuộc top 10 thị trường có nền công nghệ giáo dục phát triển nhất thế giới... Năm ngoái, Việt Nam dịch chuyển từ trạng thái giáo dục ứng phó với dịch sang giáo dục thích nghi với Covid-19. Năm 2022, công nghệ giáo dục được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, nhằm đáp ứng mong muốn ngày càng cao của xã hội hiện đại.

Nghe âm thanh bài viết tại đây: 
Trong những năm trở lại đây, với sự phát triển của khoa học và công nghệ trong ngành giáo dục, nhiều phương tiện hỗ trợ giảng dạy đã ra đời, giúp giáo viên định hướng cho học sinh tiếp cận với nguồn tri thức phong phú, dễ hiểu nhất. Đặc biệt, năm 2018, đánh dấu sự phát triển các xu hướng công nghệ mới của nền giáo dục, phương pháp giảng dạy mới ứng dụng khoa học và công nghệ vào giáo dục- Edtech.
Theo ông Nguyễn Thế Bảo, co-fouder CEO Base life, một trong những điển hình của Techfest 2021 trong 5 năm gần đây, tốc độ đầu tư công nghệ vào giáo dục tăng rất nhanh trên khắp toàn cầu. Bức tranh thị trường công nghệ thế giới được chia thành nhiều phân mảnh. Tại Việt Nam, theo thống kê của Infornet giá trị thị trường giáo dục công nghệ ở Việt Nam vào khoảng 3 tỷ đôla và hoàn toàn có kỳ vọng với con số 5 tỷ đôla vào năm 2030: “Việt Nam được xác nhận là 1 trong top 10 đơn vị phát triển công nghệ giáo dục lớn nhất thế giới và tốc độ hiện nay giao động 45%. Nhận thấy tiềm năng đó, nhiều đối tác nước ngoài như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ chọn Việt Nam là 1 trong những điểm đến đẩy mạnh thị trường công nghệ giáo dục. Trong nước cũng có nhiều start-up Việt có sản phảm lọt tóp 37 sáng kiến công nghệ giáo dục lớn nhất thế giới và kỳ vọng sắp tới thêm vài “kỳ lân: vị lọt vào top 20 và. Đã có những sản phẩm về giáo dục make in Việt Nam được ứng dụng trên thị trường quốc tế như GOT It, Elsa, Azota...”
Công nghệ giáo dục (Edtech)  khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho người học - ảnh 1Công cụ Edtech hiện đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng và ngày càng trở nên phổ biến bởi nó đem lại sự thuận tiện, lợi ích rất lớn cho ngành giáo dục. Ảnh minh họa

Năm 2021, một loạt chính sách của Bộ giáo dục ủng hộ việc phát triển công nghệ giáo dục ví như công nhận kết quả học tập thi cử từ xa, cho phép học sinh đưa máy tính vào phòng thi, đẩy mạnh thí nghiệm ảo. Cùng với đó là nhiều chỉ thị về chuyển đổi số giáo dục quốc gia với mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là xây dựng một hệ thống giáo dục mở, phục vụ học tập suốt đời, công bằng và bình đẳng, theo hướng, chuẩn hóa và hội nhập quốc tế.

Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN ( Bộ Khoa học và Công nghệ) nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy công nghệ giáo dục tại Việt Nam Dịch bệnh Covid-19 đã giúp chúng ta thay đổi tư duy và hành động. Trong lĩnh vực giáo dục. Edtech này không chỉ giới hạn trong cách học truyền thống nữa mà xã hội học tập, người già, người trẻ, bố mẹ gia đình tất cả đều học không chi là kiến thức và kỹ năng sống. Mỗi người tự phải rèn luyện tự mình hưng phấn lên, làm cho người bên cạnh sống tốt hơn. Công nghệ giáo dục là mảnh thị trường vô cùng tiềm năng. Công nghệ giáo dục hiện nay mở ra trong mọi lĩnh vực”.

Công nghệ giáo dục (Edtech)  khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho người học - ảnh 2TS Phạm Hồng Quất. 

Hiện nay, câu chuyện chuyển đổi số trong giáo dục đang dành được sự quan tâm của toàn xã hội. Sự bùng nổ của công nghệ tạo ra nhiều phương thức giảng dạy mới, thông minh, hiệu quả hơn, tiết kiệm nhiều chi phí hơn. Ông Nguyễn Quốc Bảo, CEO Base life, start-up điển hình của mùa Techfest 2021 cho biết về các xu hướng giáo dục nổi bật trong tương lai:

Ứng dụng Planned learning có thể hỗ trợ cho người học, người dạy, người quản lý một cách toàn diện và sau là ứng dụng học tập suốt đời vì nhằm giúp mỗi cá nhân đều phát huy khả năng, nội lực riêng. Với những công nghệ giáo dục, đồng hành cùng người học giúp họ định hướng sự nghiệp. Một xu hướng mới nữa của thị trường công nghệ giáo dục Việt Nam là kho nội dung Content provider, về lưu trữ các dữ liệu, có thể bán cho trường hoặc chuyển giao sang thị trường quóc tế. “

Cũng theo ông Bảo, nhìn toàn cảnh về thị trường công nghệ giáo dục Việt Nam, đến nay có hơn 660 sản phẩm được tung ra thị trường ở nhiều phân khúc khác nhau. Theo đà này, với các thông tin từ các quỹ đầu tư quốc tế thì thị trường công nghệ giáo dục Việt Nam 2 năm tới sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Sẽ có nhiều đối tác nước ngoài muốn kết hợp với các sản phẩm công nghệ giáo dục Việt Nam. Vì thế, với các start-up Việt cần phải phát triển sản phẩm vào tập trung vào sự khác biệt, độc đáo như thế nào để tăng tính cạnh tranh.

Ông Chu Quang Long, phụ trách dự án School.vn, đơn vị chuyên cung cấp phần mềm, nền tảng công nghệ giáo dục uy tín hiện nay: “Sau quá trình triển khai, chúng tôi nhận thấy nhà trường sẽ hoạt động hiệu quả hơn 23% khi sử dụng các ứng dụng công nghệ School.vn cho các mục đích như số hóa thông tin, dữ liệu và báo cáo. Tăng hiệu quả 33% quản lý kết nối tương tác nhà trường và tương tác với gia đình cùng với đó là 40% cho các nghiệp vụ quản lý. Ngoài ra, dự án school.vn đang đóng góp rất nhiều cho các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa về tiếp cận công nghệ hiện đại chỉ cần qua 1 smartphone đơn giản. Qua thời gian sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giáo dục. Chúng tôi mong muốn đóng góp phần nhỏ của mình xây dựng một nền giáo dục Việt Nam trong thời đại mới”.

Công nghệ giáo dục (Edtech)  khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho người học - ảnh 3Mô hình Edtech đã xuất hiện và được ứng dụng hiệu quả.

Có thể nói, chuyển đổi số giáo dục được nói đến chính là ứng dụng công nghệ trong việc tối ưu hóa việc dạy và học. Mục đích là đảm bảo tất cả đều được tiếp cận công bằng về giáo dục.

Chị Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD- United Way Việt Nam cho biết, luôn ưu tiên hỗ trợ cho những start-up có sáng kiến công nghệ giáo dục phục vụ mục tiêu phổ quát, phát triển bền vững của Liên hợp quốc: “Ở một khía cạnh khác, tôi nghĩ rằng công nghệ giáo dục rất tiềm năng và phát triển vô cùng mạnh mẽ nhưng liệu đã đáp ứng được tất cả các nhu cầu hay chưa. Ví như trong việc dạy học trực tuyến, liệu những học sinh vùng sâu xa, những người khuyết tật, những thầy cô giáo đã bắt kịp được xu hướng công nghệ mới đến đâu. Chắc chắn, chúng ta không chi đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đẩm bảo việc tiếp cận thành tựu công nghệ trong dạy học mà còn phải có trách nhiệm nâng cao nhận thức của tất cả các bên liên quan, làm sao xây dựng một hệ sinh thái về giáo dục bao trùm, phát triển toàn diện không để ai bị bỏ lại ở phía sau.”

Công nghệ giáo dục (Edtech)  khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho người học - ảnh 4Người học được tương tác, trao đổi trực tiếp với giáo viên. Ảnh minh họa

Chuyển đổi số trong giáo dục đang mang lại cơ hội, tạo ra những thay đổi nhanh chóng về mô hình, cách thức tổ chức và phương pháp dạy - học.  Theo dự báo, lĩnh vực này sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai. Và, dù công nghệ có phát triển vượt bậc như thế nào đi nữa thì đích đến vẫn là vì con người, vì sự phát triển nguồn nhân lực quốc gia và tạo ra một xã hội học tập trọn đời. Ở đó, dẫn dắt người học phát huy được tối đa khả năng và khơi dậy tiềm năng sáng tạo bất tận của mỗi người.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu