Bảo tồn đa dạng sinh học phải mang tính toàn diện, bao trùm

Chia sẻ
(VOV5) - Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia đảm bảo phát triển kinh tế xanh, chủ động thích ứng với biến đối khí hậu.

Việt Nam có giá trị đa dạng sinh học cao, nhiều giống loài mang tính đặc hữu được thế giới ghi nhận, cần được bảo tồn, khai thác, sử dụng bền vững.
Đây là nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp Hội đồng thẩm định quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, diễn ra sáng 10/05, tại Trụ sở Chính phủ.

Bảo tồn đa dạng sinh học phải mang tính toàn diện, bao trùm - ảnh 1Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VOV

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia đảm bảo phát triển kinh tế xanh, chủ động thích ứng với biến đối khí hậu, đóng vai trò chính trong thực hiện chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch xác định mục tiêu diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn đạt gần 3 triệu hecta, tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 3%-5% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia...

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị: “Thời điểm này, quy hoạch vừa kế thừa, nhưng phải tích hợp, tổng hợp và giải quyết được các mối quan hệ để trở thành quy hoạch quốc gia. Quy hoạch này cũng phải thể hiện trách nhiệm của một quốc gia đang tham gia công ước về đa dạng sinh học. Gần đây, Việt Nam đã tiếp tục tham gia công ước này và cũng đặt ra nhiều mục tiêu mới. Do đó, phải xem xét làm sao quy hoạch theo kịp với tình hình chung của thế giới”.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu