Lễ hội cầu ngư Khánh Hòa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thái Bình/VOV- miền Trung
Chia sẻ
(VOV5)- Lễ hội cầu ngư bắt nguồn từ tục thờ Ông Nam Hải - tập tục lâu đời của cư dân vùng biển từ Bắc miền Trung trở vào Nam, trong đó tiêu biểu là Nam Trung bộ.
(VOV5)- Lễ hội cầu ngư bắt nguồn từ tục thờ Ông Nam Hải - tập tục lâu đời của cư dân vùng biển từ Bắc miền Trung trở vào Nam, trong đó tiêu biểu là Nam Trung bộ.

Lễ hội cầu ngư Khánh Hòa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - ảnh 1
Lễ hội cầu ngư của ngư dân Nam Trung bộ (Ảnh: Hải Sơn)


Ngày 10/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội cầu ngư ở Khánh Hòa”.

Lễ hội cầu ngư bắt nguồn từ tục thờ Ông Nam Hải - tập tục lâu đời của cư dân vùng biển từ Bắc miền Trung trở vào Nam, trong đó tiêu biểu là Nam Trung bộ. Hiện nay, Lễ hội cầu ngư ở tỉnh Khánh Hòa còn bảo lưu các nghi thức truyền thống với các nghi lễ như: lễ rước sắc, lễ Nghinh Ông, hò bá trạo, lễ tỉnh sanh... với nhiều hình thức nghệ thuật truyền thống, diễn xướng dân gian, trò chơi dân gian.

Ông Lê Văn Hoa, Trưởng Phòng Nghiệp vụ Văn hóa, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa cho biết, lễ hội cầu ngư đang được 46 đình làng ven biển tỉnh Khánh Hòa tổ chức hàng năm.

“Khánh Hòa có nhiều giá trị văn hóa biển đảo đặc sắc, trong đó, cầu ngư là một trong những lễ hội mang đậm yếu tố văn hóa biển, yếu tố văn hóa tâm linh. Thông qua lễ hội này, Khánh Hòa muốn quảng bá đến mọi người dân và khách du lịch hiểu được những giá trị của lễ hội cầu ngư đã hình thành và phát triển theo chiều dài văn hóa của dân tộc. đặc biệt là sự làm chủ biển đảo, khai thác biển đảo”, ông Lê Văn Hoa nói./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu