Quốc hội thảo luận về phòng, chống tham nhũng, tội phạm

Ngọc Anh
Chia sẻ
(VOV5) - Phòng, chống tham nhũng, phòng ngừa chống vi phạm pháp luật và tội phạm là 2 nội dung chính được các đại biểu Quốc hội thảo luận trong ngày 1/11, ngày làm việc thứ 10 của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa Xl.

(VOV5) - Phòng, chống tham nhũng, phòng ngừa chống vi phạm pháp luật và tội phạm là 2 nội dung chính được các đại biểu Quốc hội thảo luận trong ngày 1/11, ngày làm việc thứ 10 của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa Xl.


Quốc hội thảo luận về phòng, chống tham nhũng, tội phạm - ảnh 1

Các đại biểu nhấn mạnh muốn phòng chống được tham nhũng thì phải thực hiện dân chủ, công khai và minh bạch. Phải kiểm soát được và công khai kết quả kê khai tài sản của mọi đối tượng, nhất là những người có chức, có quyền. Các ý kiến đề xuất phải biến công cuộc phòng chống tham nhũng thành một phong trào sâu rộng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Cả hệ thống chính trị, xã hội cùng tích cực tham gia vào công tác phòng chống tham nhũng. Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, công cuộc phòng chống tham nhũng phải làm quyết liệt, kiên trì và thường xuyên: Trước hết tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách phục vụ công tác phòng chống tham nhũng. Đi liền với đó là chính sách với người làm công ăn lương cần phải cải thiện tốt hơn, đáp ứng cuộc sống tối thiểu của người làm công ăn lương thì mới có thể trấn chỉnh được tình trạng tiêu cực. Phải mạnh mẽ về điều tra truy tố, xét xử nghiêm những vụ án tham nhũng được phát hiện một cách nhanh chóng hơn, kịp thời hơn. Thứ ba là tăng cường giám sát của nhân dân về công tác phòng chống tham nhũng.


Thảo luận về phòng ngừa chống vi phạm pháp luật và tội phạm, các đại biểu nhận định tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, gây bức xúc dư luận. Các cơ quan chức năng cần có giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn nữa trong phòng, chống tội phạm, để đẩy lui tệ nạn này, củng cố lòng tin cho nhân dân. Tập trung đấu tranh, phòng chống loại tội phạm về tham nhũng, ma túy, buôn lậu, công nghệ cao; đồng thời đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, lành mạnh cho thế hệ trẻ. Bà Lưu Thị Huyền, đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình, nêu ý kiến: Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân vào công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật. Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư, xây dựng các cụm liên kết về an toàn, an ninh trật tự. Xem xét có thể tăng biên chế cho lực lượng công an, xây dựng lực lượng công an thực sự là lực lượng nòng cốt trong phong trào bảo vệ trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn cơ sở.


Quốc hội cũng thảo luận về công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và công tác thi hành án. Các ý kiến nhấn mạnh cần phải đẩy nhanh công tác thi hành án, giải quyết tình trạng tồn đọng nhiều án treo./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu