Hội nghị lần thứ 5 nhóm công tác Sáng kiến Hạ vùng Mekong (LMI)

VOV Campuchia
Chia sẻ
(VOV5) - Sông Mekong là tài sản chung quý giá đối với các nước trong khu vực, là nguồn nước, nguồn thực phẩm và kế sinh nhai của hàng chục triệu người dân. 

(VOV5) - Hội nghị lần thứ 5 nhóm công tác Sáng kiến Hạ vùng Mekong (LMI) diễn ra trong 2 ngày 6 và 07/1, tại thành phố Siem Reap, Campuchia. Nội dung chính của Hội nghị là xây dựng các chương trình và đề xuất hoạt động cụ thể triển khai gói hỗ trợ trị giá 50 triệu USD mà Mỹ cam kết dành cho 5 nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam trong vòng 2 năm tới, trong các lĩnh vực kết nối cơ sở hạ tầng, an ninh lương thực và năng lượng, giáo dục, y tế…

“Đã đến lúc chúng ta phải đưa ra được những quyết định đúng đắn hơn trước kia. Chúng ta phải hiểu rằng các vấn đề an ninh lương thực, giáo dục và thậm chí tất cả các vấn đề về môi trường và sự kết nối cơ sở hạ tầng, an ninh nông nghiệp và năng lượng giữa các nước trong khu vực hạ vùng Mekong đều liên quan mật thiết với nhau. Đó là lý do tại sao chúng ta phải thảo luận cùng nhau để hành động đúng đắn nhất”.

Trong gói viện trợ 50 triệu USD của chính phủ Mỹ dành cho các nước tham gia sáng kiến Hạ vùng sông Mekong giai đoạn 2013-2014, Việt Nam đóng vai trò đồng chủ trì cùng Mỹ trong việc thúc đẩy các trụ cột về bảo vệ môi trường và nguồn nước./.

Hội nghị lần thứ 5 nhóm công tác Sáng kiến Hạ vùng Mekong (LMI) - ảnh 1
Quang cảnh hội nghị (Ảnh: Xuân Khu/Vietnam+)

Chủ trì Hội nghị, Đại sứ Mỹ tại ASEAN David Carden nhấn mạnh sông Mekong là tài sản chung quý giá đối với các nước trong khu vực, là nguồn nước, nguồn thực phẩm và kế sinh nhai của hàng chục triệu người dân. Vì vậy, việc cùng nhau quản lý bền vững và hiệu quả sông Mekong là thách thức hàng đầu của các nước trong khu vực. Các chuyên gia hàng đầu của Mỹ thuộc các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, môi trường, y tế… tại hội nghị cũng thể hiện cam kết chia sẻ công nghệ, kinh nghiệm với các đồng nghiệp 5 nước hạ vùng Mekong, trong việc xây dựng các chương trình hợp tác khu vực hiệu quả và bền vững liên quan đến dòng sông chung.

Đại sứ Mỹ Carden nêu rõ: 

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu