Việt Nam thực hiện tốt Công ước LHQ về luật Biển vì hòa bình, ổn định, hợp tác

Chia sẻ

(VOV5) - Ngày 11/12, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, có bài phát biểu tại Phiên thảo luận chung của Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 67 về Đề mục "Luật Biển và đại dương", 

(VOV5) - Ngày 11/12, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, có bài phát biểu tại Phiên thảo luận chung của Đại Hội đồngLiên hợp quốc khóa 67 về Đề mục "Luật Biển và đại dương", nhân kỷ niệm 30 năm ngày ký Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Việt Nam thực hiện tốt Công ước LHQ về luật Biển  vì hòa bình, ổn định, hợp  tác - ảnh 1

Đại sứ Lê Hoài Trung khẳng định ngay sau khi UNCLOS được thông qua, Việt Nam là một trong số 107 quốc gia ký Công ước ngày 30/4/1982. Kể từ khi phê chuẩn UNCLOS năm 1994, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện Công ước như đã nêu trong Bản báo cáo thực hiện UNCLOS của Việt Nam gửi Tổng Thư ký LHQ, hiện đang được lưu hành như một tài liệu chính thức của Khóa họp ĐHĐ thứ 67 theo Điều khoản Chương trình nghị sự 75 (a) (Đại dương và Luật biển). Tháng 6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một nỗ lực pháp lý quan trọng của Việt Nam nhằm cụ thể hóa các quy định của UNCLOS thành luật pháp quốc gia của Việt Nam, góp phần cải thiện khung pháp lý quốc gia liên quan đến biển và hải đảo của Việt Nam.

Đại sứ Lê Hoài Trung nhấn mạnh là một quốc gia có hơn 3.200km bờ biển thuộc biển Đông, Việt Nam rất quan tâm đến công tác duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông bao gồm bảo đảm an ninh hàng hải, thúc đẩy thịnh vượng và hợp tác hữu nghị phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS. Việt Nam kêu gọi tất cả các nước ký kết cũng như các nước khác ủng hộ việc thực hiện Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Tuyên bố năm 2012 của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông. Việt Nam sẵn sàng hoạt động sớm ký kết một đạo luật ứng xử ở biển Đông nhằm thúc đẩy hơn nữa nền hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu