Việt Nam dự Diễn đàn nghị viện châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 21

Chia sẻ
(VOV5)- Diễn đàn nghị viện châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 21 (APPF-21) khai mạc trọng thể sáng 28/1, tại thành phố Vladivostok (Liên bang Nga).

(VOV5)- Diễn đàn nghị viện châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 21 (APPF-21) khai mạc trọng thể sáng 28/1, tại thành phố Vladivostok (Liên bang Nga).

Việt Nam dự Diễn đàn nghị viện châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 21 - ảnh 1
Thành phố Vladivostoc, nơi diễn ra Diễn đàn APPF 21 (Ảnh: Internet)


Diễn đàn có sự tham gia của các nghị sỹ đến từ 28 nước thành viên và các đại biểu đại diện cho Hội đồng nghị viện châu Âu (PACE), Hội đồng nghị viện Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dẫn đầu tham gia Diễn đàn.


Việt Nam dự Diễn đàn nghị viện châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 21 - ảnh 2
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia Diễn đàn. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh châu Á-Thái Bình Dương còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn về an ninh chính trị, trong khi đó, các cơ chế khu vực hiện chưa đủ hữu hiệu để đối phó với các nguy cơ, thách thức truyền thống và phi truyền thống có thể xảy ra. Vì vậy, các nội dung được đề xuất thảo luận tại APPF-21 là hết sức thiết thực, giúp các nhà lập pháp trong khu vực trao đổi quan điểm, chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm các biện pháp hợp tác, đóng góp vào nỗ lực duy trì hòa bình, an ninh, thịnh vượng và phát triển của khu vực và thế giới.


Việt Nam dự Diễn đàn nghị viện châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 21 - ảnh 3

Ảnh: EPA

Liên quan vấn đề tranh chấp trên biển, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cho rằng hiệu quả hoạt động của các cơ chế và công cụ bảo đảm an ninh chung hiện nay cần được tăng cường, các tranh chấp biển đảo cần được giải quyết trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS), giải quyết tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, tôn trọng chủ quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia ven biển./. 

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu