Doanh nhân, doanh nghiệp kiều bào phát triển cùng đất nước

Chia sẻ
(VOV5) - Doanh nhân, doanh nghiệp kiều bào phát triển cùng đất nước là chủ đề của buổi tọa đàm do  Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) tổ chức với sự tham gia của đại diện các doanh nhân, doanh nghiệp kiều bào và đại diện một số bộ, ngành, địa phương.
(VOV5) - Đây là chủ đề của buổi tọa đàm do  Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) tổ chức sáng 27/12, tại Hà Nội với sự tham gia của đại diện các doanh nhân, doanh nghiệp kiều bào và đại diện một số bộ, ngành, địa phương.


Doanh nhân, doanh nghiệp kiều bào phát triển cùng đất nước  - ảnh 1
Ông Vũ Hồng Nam phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: daidoanket.vn


Phát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Vũ Hồng Nam, nhấn mạnh trong thời gian qua, Việt Nam có nhiều chính sách bổ sung, sửa đổi ngày một thông thoáng hơn như: Luật Quốc tịch sửa đổi 2014 cho phép bà con giữ lại và đăng ký trở lại quốc tịch Việt Nam; Luật Đất đai và Luật Nhà ở mới cho phép kiều bào khi nhập cảnh vào Việt Nam được mua nhà và có quyền sử dụng, sở hữu, chuyển đổi như công dân trong nước; Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi tạo thuận lợi tối đa cho môi trường đầu tư kinh doanh, Luật Hải quan và Luật Thuế mới đơn giản hóa thủ tục, tăng cường tính công khai, minh bạch, tạo thuận cho xuất nhập khẩu và khuyến khích phát triển. Gần đây nhất là Nghị định cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài là vợ, chồng, con của Người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam được miễn thị thực. 

 

Để tăng cường hiệu quả hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước, ông Bùi Đình Dĩnh, Đại sứ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, cho rằng cần xây dựng một danh bạ, doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài trực tuyến, dưới hình thức một trang web. Trong đó danh sách các doanh nghiệp Việt Nam ở cả trong và ngoài nước được phân loại cụ thể theo từng khu vực địa lý, theo ngành hàng và chức năng hoạt động. Bên cạnh đó, hàng hóa Việt Nam cần xây dựng thương hiệu ở nước ngoài, nhất là những mặt hàng có thế mạnh. Do đó rất cần sự vào cuộc của các kiều bào, các hiệp hội doanh nghiệp ở các nước và doanh nghiệp trong nước. 

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu