Điệu xòe ở đất Mường So

Sỹ Đức - Lan Anh
Chia sẻ
(VOV5) - Không chỉ được biết đến với những rừng ban trắng trời chiều, với mận đào đua nhau khoe sắc khi tiết trời vào xuân, Tây Bắc còn được điểm tô bằng những đêm xòe ngất ngây trong men rượu cần. Bao đời nay, người Thái ở  Mường So, Phong Thổ, Lai Châu, luôn tạo cho mình một cuộc sống thanh bình, tay trong tay cùng những nhịp xòe. Không đơn thuần là bài hát, điệu múa, xòe còn là thứ ngôn ngữ để giãi bầy tâm tư tình cảm của con người với con người.

(VOV5) - Không chỉ được biết đến với những rừng ban trắng trời chiều, với mận đào đua nhau khoe sắc khi tiết trời vào xuân, Tây Bắc còn được điểm tô bằng những đêm xòe ngất ngây trong men rượu cần. Bao đời nay, người Thái ở  Mường So, Phong Thổ, Lai Châu, luôn tạo cho mình một cuộc sống thanh bình, tay trong tay cùng những nhịp xòe. Không đơn thuần là bài hát, điệu múa, xòe còn là thứ ngôn ngữ để giãi bầy tâm tư tình cảm của con người với con người.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:




K
hông chỉ được biết đến với những rừng ban trắng trời chiều, với mận đào đua nhau khoe sắc khi tiết trời vào xuân, Tây Bắc còn được điểm tô bằng những đêm xòe ngất ngây trong men rượu cần. Bao đời nay, người Thái ở  Mường So, Phong Thổ, Lai Châu, luôn tạo cho mình một cuộc sống thanh bình, tay trong tay cùng những nhịp xòe. Không đơn thuần là bài hát, điệu múa, xòe còn là thứ ngôn ngữ để giãi bầy tâm tư tình cảm của con người với con người.

Dưới chân dãy núi Phu Nhọ Khọ, nơi có dòng Nậm So, tiếng đàn tính tẩu cứ vang vọng tận trong vách núi. Đã từ lâu rồi cứ mỗi dịp vui, có khách, không kể là ngày tết hay lễ hội, các cô gái Thái vùng Mường So, Phong Thổ, Lai Châu lại diện bộ áo cóm rực rỡ, tay trong tay nhịp bước với điệu xòe: “inh lả ơi, sao noọng àh...”.

Điệu xòe ở đất Mường So - ảnh 1
Múa xòe quạt của dân tộc Thái trên nhà sàn - Ảnh: Trọng Thanh/baoanhdatmui.vn


Nếu như cả vùng Tây Bắc rộng lớn được biết đến với những điệu xòe nghiêng ngả, mê đắm lòng người thì Mường So được xem là cái nôi của làn điệu xòe. Đến nay dân bản vẫn truyền tai nhau rằng, xưa kia chúa đất Đèo Văn Ơn mê đắm những bước xòe nhịp nhàng của các cô gái Thái với bộ áo cóm thắt eo. Vì thế trong cung của ông lúc nào cũng có 3 đội xòe, các cô gái được ông tuyển lựa tận trong bản, tiêu chí chẳng khác tuyển hoa hậu thời nay, từ vòng eo nhỏ đến cổ cao, ngực nở... Cứ thế tiếng hát xòe và cây đàn tính tẩu của xứ Mường So vang vọng ra ngoài vùng Tây Bắc. Bà Lò Thị Đối, bản Vàng Pheo, Mường So, cho biết đội xòe ở đây thành lập từ rất lâu rồi. Bà tham gia vào đội xòe từ khi tuổi còn rất nhỏ. Với những người phụ nữ Thái ở Mường So thì xòe cũng giống như một món ăn không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Bà Lò Thị Đối cho biết: Riêng cái điệu múa điệu xòe của dân tộc Thái trắng này có từ lâu lắm rồi, có từ ông cha ta cơ. Khi tôi còn nhỏ đã thấy ông bà hay múa xòe. Đêm hội này, ngày vui, đến năm tổng kết tất cả làng bản đều cứ múa xòe. Riêng điệu múa xòe này không thể thiếu được, bây giờ vẫn duy trì ngày lễ ngày vui vẫn có múa xòe.

Đã hơn 30 năm chơi đàn tính tẩu, phục vụ cho lớp lớp đội xòe ở xứ Mường So, ông Hặt là người hiểu hơn ai hết về cái hồn của nhạc và sự du dương của những làn điệu xòe. Bên bờ suối Mường So, tay gẩy đàn, ông Hặt cho biết: nhạc xòe thật ra lúc đầu nó sinh ra như để phục vụ tầng lớp chúa đất, quan lang, vì vậy cũng có thể xem nó là thứ nhạc cung đình. Xòe ở các ngày lễ hội thì nền nhạc vui nhộn, nhưng nếu là xòe trong một đêm trăng sáng, nói lên sự ly biệt thì nền nhạc lắng đọng. Đêm xòe thường đi liền với những đêm rượu cần, những bước xòe của các cô gái càng về khuya càng nhẹ nhàng như muốn níu kéo lòng người.

Điệu xòe ở đất Mường So - ảnh 2
Xòe đêm ở Mường Lò ( Nghĩa Lộ, Yên Bái_ - Ảnh: Trọng Thanh/baoanhdatmui.vn

Giờ đây, xòe không chỉ là điệu múa sinh hoạt dân gian đơn thuần mà nó còn thể hiện nét văn hóa ngàn đời của con người xứ núi Mường So. Những điệu xòe nó là một thứ ngôn ngữ đặc biệt, thể hiện sự mến khách, mong muốn làm quen, cầm tay múa hát bên ngọn lửa hồng. Những ngày hội xòe cũng là cơ hội để trai gái trong vùng giao lưu hò hẹn, ước nguyện kết tóc xe duyên. Những ngày Tết đến Xuân về, khi bắt đầu mùa cơm mới, người Thái vùng Mường So lại mở hội xòe suốt cả tháng giêng. Anh Lò Văn Đấu, ở xã Mường So cho biết: Hiện nay, Mường So có các đội xòe để phục vụ ngày lễ ngày tết giao lưu với bà con các xã lân cận và du khách đến từ mọi miền: Nói về xòe của dân tộc Thái trước kia thì xòe cũng chỉ có một đến hai đội thôi, nhưng đến bây giờ hiện tại của Mường So bây giờ có 16 đội, đấy là do sự phát triển của nền văn hóa dân tộc, sự quan tâm của Đảng và nhà nước nữa đặc biệt là ủy ban nhân dân xã quan tâm, đội văn nghệ được phát triển phục vụ ngày lễ ngày tết và giao lưu với các đội bạn.

Ngày nay ở khắp miền Tây Bắc, mỗi làng bản, xã, phường đều có các đội văn nghệ, các đội xòe phục vụ cho đời sống cộng đồng, cho các đợt liên hoan văn nghệ, phục vụ du lịch. Những cô gái, các mẹ, các chị hàng ngày đảm đang trong việc làm nương rẫy, quay xa dệt vải... dường như tươi trẻ hồn nhiên hơn trong điệu xoè. Rồi khi các cô gái nâng chén rượu thơm, cất tiếng hát chân tình mà say đắm: “Đừng sợ say/ Đây tay ngà/Chén đã dâng đầy/Ngọn lửa hội xòe được thắp lên, tiếng trống, tiếng khèn gọi mời tha thiết”./.


Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu