Trí thức kiều bào và mong muốn kết nối khởi nghiệp ở quê hương

Hân My
Chia sẻ
(VOV5) - Mong muốn đóng góp cho quê hương luôn là trăn trở của ông nhiều năm nay, đồng thời kết nối người Việt trẻ ở nước ngoài khởi nghiệp tại Việt Nam.

Sau nhiều năm lập nghiệp ở nước ngoài, ông Lê Duy Cân, việt kiều tại Đức trở về nước làm việc. Mong muốn đóng góp cho quê hương luôn là trăn trở của ông nhiều năm nay, đồng thời kết nối người Việt trẻ ở nước ngoài khởi nghiệp tại Việt Nam. Mời quý vị và các bạn nghe những chia sẻ của ông với phóng viên đài TNVN qua ghi chép sau đây:

Nghe âm thanh tại đây:

 

Mang nhiều tâm tư tới Hội nghị kiều bào đóng góp ý kiến cho sự phát triển của đất nước, ông Lê Duy Cân, việt kiều tại Đức bày tỏ sự vui mừng trước sự phát triển ngày càng rõ rệt của Việt nam. Ông đã chia sẻ về điều này khí nói rằng, sự đổi thay là rõ rệt so với lần trở về nước vào năm 2005. Đây cũng là lý do khiến ông quyết định chọn Việt Nam để sinh sống lập nghiệp sau nhiều năm ở nước ngoài:Sau một thời gian sống ở Đức thì tôi nghĩ nên về Việt Nam sinh sống. Vì tôi lớn lên ở Việt Nam. Có lý do về gia đình, và lý do phát triển chung thì tôi nhìn nhận VN đang diễn ra. Ở các nước khác chậm lại, nhưng ở VN thì sự phát triển rất nhanh.

Hiện là giảng viên của trường Đại học Việt-Đức tại Bình Dương, làm việc trên lĩnh vực công nghệ thông tin, ông Lê Duy Cân cho rằng, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn là điều cần thiết để Việt Nam hội nhập mạnh mẽ. Vì vậy, ông Lê Duy Cân luôn mong muốn sẽ kết nối được nhiều bạn trẻ người Việt đang làm việc ở nước ngoài trở về nước làm việc: Kinh nghiệm của tôi gần 17 năm sống ở Đức lớp trẻ như tôi lúc đó, khi trẻ đi ra học tập bên ngoài, thì thấy đủ rồi và bây giờ phải quay về. Tôi nghĩ lớp trẻ bây giờ vẫn nghĩ như vậy nên tôi vẫn cố gắng tạo ra network để giúp các bạn trẻ kết nối trong hội nhập

Trí thức kiều bào và mong muốn kết nối  khởi nghiệp ở quê hương - ảnh 1 Ông Lê Duy Cân tại Hội nghị

Cũng như nhiều kiều bào khác, ông Lê Duy Cân cảm thấy vui trước những đổi thay của đất nước, nhất là  chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng cởi mở, động viên, khuyến khích kiều bào trở về đóng góp cho quê hương. Dầu có nhiều mặt tích cực, nhưng theo ông, cần tiếp tục có những hoàn thiện hơn nữa trong chính sách, tạo điều kiện nhiều hơn về cư trú, về môi trường làm việc thì việc thu hút nguồn lực kiều bào sẽ tốt hơn. Đó cũng là mong muốn và đóng góp khi ông mang tới Hội nghị:Ở đâu cũng sẽ có bất cập, không ở đâu hoàn hảo. Ở một số địa phương chưa đồng nhất. Có những việt kiều quyết định về VN nhưng tôi cảm giác thị thực để sống VN lâu dài còn khó khăn. Tôi nghĩ chính phủ VN sẽ có những cách để giải quyết cho phù hợp.

Giải quyết những rào cản còn tồn tại chính là chìa khóa để Việt Nam tiếp tục trên con đường hội nhập và phát triển. Những dự án khởi nghiệp của người Việt trẻ ở nước ngoài, trong đó khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo được thúc đẩy sẽ  tạo tiền đề để Việt Nam định hình và phát triển mô hình của quốc gia khởi nghiệp. Ông Lê Duy Cân cho rằng: Vấn đề Việt Nam phải sử dụng công nghệ phù hợp ở Việt Nam. Để nói đến sự phát triển phù hợp ở Việt Nam thì phải nói những  công ty start up là những người lúc trẻ còn nhiệt huyết, nhạy bén với sự thay đổi,phát triển của xã hội, nhạy bén với nhu cầu, phát triển của kỹ thuật.  Tôi nghĩ rằng, start up  Việt Nam nên khuyến khích nhiều hơn qua quỹ đầu tư hoặc của chính phủ.

Nguồn lực kiều bào có được phát huy, lớp trẻ có đủ sức đóng góp nhiều cho quê hương, chính là nhờ tâm huyết và trí tuệ của những trí thức việt kiều ở nước ngoài. Họ thực sự khao khát được sống và làm việc trên quê hương, bằng tình yêu, tình cảm với nơi sinh ra và lớn lên để cống hiến và động viên, kết nối cho những người Việt trẻ đồng hành cùng đất nước. 

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu