Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác đào tạo nhân lực cao cấp giữa tỉnh Đồng Tháp (Việt Nam) và trường Đại học công lập kinh tế Đài Bắc (Đài Loan – Trung Quốc) vừa được ký kết.
Bà Ngô Phẩm Trân (người sáng lập kiêm chủ tịch đương nhiệm của Hiệp hội Đài-Việt) đại diện cho tỉnh Đồng Tháp ký kết bản ghi nhớ này với Hiệu trưởng trường Đại học công lập kinh tế Đài Bắc; dưới sự chứng kiến của Chủ nhiệm Văn phòng kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, ông Nguyễn Anh Dũng và Ủy viên văn phòng lập pháp Đài Bắc, ông Chung Gia Pin.
Bà Ngô Phẩm Trân (người sáng lập kiêm chủ tịch đương nhiệm của Hiệp hội Đài-Việt) đại diện cho tỉnh Đồng Tháp ký kết bản ghi nhớ với Hiệu trưởng trường Đại học công lập kinh tế Đài Bắc. Ảnh: JenYu |
Cùng ngày đã diễn ra Lễ ký ký kết bản ghi nhớ hợp tác liên minh giữa ba bên: Hiệp hội Đài-Việt, Đại học công lập kinh tế Đài Bắc và Hiệp Hội Đài Loan - Myanmar.
Việc ký kết ba bản ghi nhớ này cho thấy chính sách Tân hướng Nam của chính quyền Đài Loan có bước tiến mới. Để trở thành cơ sở trọng điểm đào tạo nhân tài Tân hướng Nam, trường đại học công lập kinh tế Đài Bắc đã thành lập “Trung tâm đào tạo nhân tài Tân hướng Nam”, cho ra mắt cùng ngày.
Chủ nhiệm Văn phòng kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, ông Nguyễn Anh Dũng (thứ tư từ trái qua), chủ tịch Hiệp hội Đài-Việt, bà Ngô Phẩm Trân, Hiệu trưởng trường Đại học công lập kinh tế Đài Bắc, ông Trương Thụy Hùng, chủ tịch Hiệp hội Đài Loan- Myanmar, ông Dương Kỳ, Ủy viên văn phòng lập pháp, ông Chung Gia Pin,… trong buổi ký kết bản MOU hợp tác đào tạo nhân lực cao cấp. Ảnh: JenYu
|
Chủ nhiệm Văn phòng kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, ông Nguyễn Anh Dũng cho biết, do chuỗi cung ứng ngành sản xuất trên toàn cầu tái cơ cấu, nên các nước thuộc khu vực ASEAN trở thành địa chỉ quan trọng, Việt Nam đang là sự lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp, mà việc phát triển thì cần phải có nguồn nhân lực tốt, rất cần sự đào tạo bài bản.
Ông Dương Kỳ, Hội trưởng sáng lập Hiệp hội Đài Loan-Myanmar cũng chỉ ra rằng, Đài Loan có lợi thế quan trọng về mặt nông nghiệp, y tế, khoa học công nghệ, giáo dục, v.v. Chính phủ Myanmar cũng đã nhiều lần cử quan chức nhà nước đến Đài Loan để tham quan học hỏi công nghệ kiểm nghiệm ngành nông-ngư ngiệp và tăng cường giao lưu. Hiện tại doanh nghiệp Đài Loan tại Myanmar đa phần là ngành sàn xuất, chế tạo, không gian phát triển của các lĩnh vực cũng đều rất lớn.
Quang cảnh buổi lễ - Ảnh: JenYu |
Bà Ngô Phẩm Trân, Chủ tịch Hiệp hội Đài-Việt chia sẻ: “Hiện tại số học sinh, sinh viên Việt Nam học tập tại Đài Loan có khoảng hơn 500 người, năm nay sẽ có hơn 100 sinh viên tốt nghiệp. Có rất nhiều doanh nghiệp Đài Loan, Việt Nam tại Việt Nam đã bắt đầu “cuộc chiến” giành nhân tài, mời những sinh viên này đến làm việc, điều này cho thấy nhu cầu của doanh nghiệp là cực kỳ lớn, đặc biệt là những học viên đã được thừa hưởng nền giáo dục Đài Loan.
Trong 5 năm qua, Hiệp hội đã xúc tiến nhiều hợp tác những chính sách của Tân hướng Nam, hỗ trợ hợp tác đào tạo nhân lực cao cấp giữa Việt Nam và Đài Loan và đã có những thành quả nhất định. Doanh nghiệp Đài Loan đi đến đâu, Hiệp hội sẽ có mặt tại đó, để hỗ trợ giải quyết vấn đề đào tạo, thiếu hụt nguồn nhận lực quan trọng này.”