Ngày sức khỏe thế giới 7 tháng 4 vừa được tổ chức truyền đi thông điệp về ý nghĩa của việc chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Trong hành trình chung này, có sự đồng hành của các nhà khoa học nữ, nghiên cứu để đưa những cây thuốc trong dân gian đến với cộng đồng.
Nghe âm thanh bài viết tại đây:
Trong hàng loạt đề tài nghiên cứu khoa học nhiều năm qua, tiến sĩ Liên Hương, giảng viên của Trường Đại học Cần Thơ đã tìm và gắn bó với khá nhiều cây thuốc trong dân gian với những cây thuộc chi hedyotis. Một trong số đó là rau má lá sen với nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe. Cũng sau nhiều năm tìm tòi, thử nghiệm, tiến sĩ Liên Hương và nhóm nghiên cứu đã đưa ra thị trường sản phẩm trà có tên hedyotis có tính năng giải độc gan. Chị Liên Hương cho biết:Những năm 2003 đến 2005 chế phẩm đã đưa ra thị trường, có uy tín về chất lượng trong việc làm mát gan, với sự góp sức của nhiều người. Đưa ra ứng dụng bằng cách giảm bớt độc tính kết hơp với một số loại khác, tao ra sản phẩm trà uống thì mát gan. Đến nay, phản hồi chưa rõ nét vì chúng ta có khá nhiều chế phẩm như vậy. Nhưng chúng tôi hy vọng với sự đóng góp của nhiều nhà khoa học thì tôi tin sẽ phát triển
Những chuyến đi công tác ở Cần Giờ( thành phố Hồ Chí Minh) đã giúp cho tiến sĩ Phạm Kim Tuyến, giảng viên của trường Đại học Sài Gòn thu thập thêm được nhiều dữ liệu về các cây bần, cây mắm, cũng là một loài thuộc chi hedyotis. Từ việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về thành phần hóa học của các chất có trong cây, các nữ khoa học đã viết bài và công bố quốc tế về các thành phần hóa học trong các loại cây làm cơ sở cho việc chế biến thuốc sau này:Nghiên cứu về cơ bản, xác định cấu trúc hóa học nghiên cứu các loài thuộc chi hediotis. Dựa trên công dụng dân gian, các loài hediotis, kháng ung thư như bạch hoa xà thiệt thảo, công bố nhiều kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học của cây, thử nghiệm tính sinh học trên các hợp chất đó. Sau khi có hoạt tính thì viết bài báo công bố quốc tế rồi bên dược căn cứ đó chế biến thuốc
Tiến sĩ Hà Phương Thư với những công trình nghiên cứu vì bệnh nhân ung thư. Ảnh: dantri.com.vn |
Khá nhiều những sản phẩm phòng chống ung thư đã được ra đời và ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa nữ như tiến sĩ Hà Phương Thư với sản phẩm nghệ nano phòng chống ung thư hay tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm với chế phẩm trinh nữ hoàng cung… Các nhà khoa học đã tìm tòi và phân tích về thành phần hóa học của các loại cây trong dân gian, đóng góp công sức vào kho tàng y học cổ truyền trong việc tìm ra những dược liệu cung cấp những bài thuốc hay chữa bệnh.
Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài, giảng viên trường Đại học Y Dược Huế tìm đến với cây thuốc của đồng bào dân tộc Vân Kiều với hy vọng tìm ra được biện pháp phòng chống ung thư. Bản thân chị cũng bị ung thư nhiều năm và vì thế, chị càng mong muốn tìm ra được những loài dược liệu để điều trị bệnh. Chị Nguyễn Thị Hoài chia sẻ:Vì những đóng góp tâm huyết trong nỗ lực tìm ra những sản phẩm ứng dụng làm thuốc từ nguồn dược liệu y học cổ truyền, đặc biệt là nghiên cứu thành công từ dược liệu quý của đồng bào dân tộc Vân Kiều, tạo tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn giúp tạo ra các sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư và các bệnh liên quan đến oxy hóa.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài, người tìm ra cây thuốc chữa bệnh |
Làm việc cùng với các cây thuốc, giờ đây, tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài tiếp tục nghiên cứu nhiều loại cây khác cũng có công dụng phòng chống ung thư, mang lại hy vọng cho nhiều người bệnh.Những nghiên cứu của các nhà khoa học nữ đã góp phần mang lại thông tin bổ ích và giúp thực hiện những ứng dụng về thuốc và đưa vào cuộc sống. Khi phân tích về thành phần của cây đinh lăng, tiến sĩ Nguyễn Ánh Tuyết, của trường Đại học sư phạm TPHCM đã tìm ra những kết luận hữu ích về cây mà như chị chia sẻ:Nghiên cứu cây đinh lăng, bồi bổ tăng lực tăng sức đề kháng. Chủ yếu là sabonin, nghiên cứu cơ bản là chính giúp định hướng cho những nghiên cứu đi phía sau. Họ thấy thông tin những hoạt chất như thế thì tiếp tục triển khai.
Tâm huyết với nghề, mong muốn tìm ra được nhiều loại cây thuốc quý, các nhà khoa học nữ đang hàng ngày, hàng giờ nghiên cứu để đưa các cây thuốc Việt trong dân gian đến với cộng đồng.