Dữ liệu lớn góp phần tăng giá trị lớn cho ngành chăm sóc sức khỏe

Hà Linh
Chia sẻ
(VOV5) -  Vấn đề là Bộ y tế, cơ quan Bảo hiểm xã hội nên sử dụng quyền hạn của mình như thế nào để yêu cầu các bệnh viện cùng tham gia vào chiến lược xây dựng hệ thống Big Data một cách đồng bộ.

Trong thời đại kỹ thuật số, vai trò Dữ liệu lớn (Big Data) ngày càng được nhắc nhiều trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt, đối với ngành y tế, nơi có lượng dữ liệu được tạo rất lớn, thì vấn đề đặt ra làm sao để khai thác, sử dụng “mỏ dầu” thông tin này hiệu quả, nhằm hướng đến nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc, điều trị y tế. PV VOV5 phỏng vấn Tiến sĩ Lê Thị Thắm, nghiên cứu viên trường Đại học Johns Hopkins và Marylands (Hoa Kỳ) về xây dựng Dữ liệu lớn trong chăm sóc sức khỏe y tế (Big Data Heathcare) ở Việt Nam.

Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây: 

PV: Xin chị cho biết vai trò của Dữ liệu lớn trong lĩnh vực y tế hiện nay tại Việt Nam?

Vai trò của Big Data trong y tế rất lớn. Nó cần thiết ở mọi khía cạnh như trong quản lý kinh tế, kiểm soát ngân sách, quản lý chất lượng y tế và nhiều ứng dụng khác như đánh giá gánh nặng bệnh tật. Trong y tế, nguồn thu thập dữ liệu lớn là vô cùng lớn và tùy theo nguồn thông tin đó chúng ta sử dụng cho mục đích khác nhau. Ở thị trường Việt Nam có nhiều tiềm năng để ứng dụng Big Data trong y học đặc  biệt trong công tác chăm sóc sức khỏe y tế. Hơn nữa, là Việt Nam là một quốc gia bắt kịp công nghệ rất nhanh.

Dữ liệu lớn góp phần tăng giá trị lớn cho ngành chăm sóc sức khỏe - ảnh 1TS Lê Thắm, nghiên cứu viên trường Johns Hopkins University trình bày về ứng dụng của Big Data trong y tế- Ảnh HL  

Tuy nhiên, để xây dựng một hệ thống Bg Data có tính ứng dụng cao thì Bộ Y tế, nhà chi trả bảo hiểm sẽ phải đóng vai trò là nhân tố vô cùng quan trọng. Bệnh nhân chính là nhóm cuối cùng được hưởng lợi từ những dịch vụ y tế chất lượng cao. Tương tư như vậy, các khu vực tư nhân cũng sẽ thúc đẩy công nghệ, bài toán để làm sao dùng dữ liệu lớn một cách chiến lược nhằm đưa ra dịch vụ y tế chất lượng cũng như thuốc điều trị tốt đảm bảo tính chi phí đầu vào và hiệu quả. Đây là một mắt xích dài và tổng thể là tất cả đều được hưởng lợi từ những dự án phân tích dư liệu lớn.

PV: Công việc nghiên cứu của chị tại trường Jomh Hopkins là gì thưa chị?

Tôi đang làm nghiên cứu tai trường đại học. Trong khoa của mình, tôi dùng các dữ liệu từ các nhà chi trả bảo hiểm để đánh giá hiệu quả, chi phí của thuốc hoặc đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc trên diện lớn của hàng triệu bệnh nhân. Ngoài ra, tôi tham gia cùng một số giáo sư khác để đánh giá ảnh hưởng các chính sách mà chính phủ Mỹ xây dựng. Đây là một công trình nghiên cứu và cũng có thể nó được hay không các nhà hoạch định chính sách sử dụng. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là nghiên cứu này sẽ là tiền đề cho nghiên cứu tiếp theo nếu nó chưa được sử dụng ngay.

Theo chị, những khó khăn mà ngành y tế Việt Nam đang gặp phải trong quá trình xây dựng một hệ thống Big Data chuẩn?

Tôi cho rằng, việc chuẩn hóa trên toàn hệ thống dữ liệu trong y tế là rất quan trọng. Các nội dung đều dẫn đế nhu cầu cần có sự thống nhất các dữ liệu theo chuẩn, được thu thập ghi nhận và sử dụng được và đó là thách thức lớn. Hiện nay, việc xây dựng một bệnh án điện tử tại các bệnh viện tai Việt Nam đang là một vấn đề lớn. Tôi có kinh nghiệm trong một dự án xây dựng bệnh ány tế cho nhóm bệnh nhân tại Mỹ thấy rằng quá trình đó rất tốn thời gian, trong các bệnh viện là có cơ sở hạ tầng khác nhau. Do đó, để xây dựng một bệnh án chung là rất khó khăn. Một khó khăn khác đó là vấn đề làm thế nào chúng ta không lạm dụng các dữ liệu, sử dụng bảo đảm làm sao bảo vệ được quyền riêng tư về thông tin.

Việc lạm dụng dữ liệu cá nhân đang là một bài toán khó khăn nhất trong thu thập dữ liệu, xử lý thông tin không chỉ ở Việt Nam. Tôi muốn nói thêm là, chi phí đầu tư ban đầu cho Big Data là lớn, đặc biệt trong khi cơ sở hạ tầng Việt Nam còn đang yếu, công nghệ chưa bắt kịp. Tuy là đắt nhưng về lâu dài, việc đầu tư đó mang lại giá trị lớn.

Dữ liệu lớn góp phần tăng giá trị lớn cho ngành chăm sóc sức khỏe - ảnh 2Lượng dữ liệu rất lớn mà ngành y tế tạo ra hàng ngày rất có lợi cho hoạt động nghiên cứu y học. Ảnh: Sức khỏe và đời sống 

Thưa chị, mô hình nghiên cứu ở Mỹ của chị và đồng nghiệp về ứng dụng Big Data trong chăm sóc điều trị y tế có thể áp dụng được ở Việt Nam không?

Hiện những nghiên cứu tôi vừa mới chỉ ứng dụng  tại Mỹ vì đặc trưng phù hợp với hoàn cảnh ở Mỹ, chưa thực hiện tại Việt Nam. Các quốc gia phát triển như Mỹ hay châu Âu họ đã có nhiều năm phát triển hệ thống y tế có thể thu thập dữ liệu lớn từ các nhà chi trả bảo hiểm hay các bênh án điện tử. Việc xây dựng Big Data liên quan đến vấn đề công nghệ nhiều hơn là nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe. Vì thế cần có hợp tác với các chuyên gia, tư vấn xây dựng một hệ thống bảo đảm tính thông suốt trong các mức độ của Data Base.

Tôi nghĩ, để xây dựng tốt hệ thống Big Data trong chăm sóc y tế, Việt Nam phải có hệ thống bệnh án điện tử. Đây là việc khó nhất bởi liên quan đến công nghệ, ngân sách, thế chế thậm chí là năng lực của mỗi bệnh viện. Vì thế, các đơn vị y tế phải ngồi lại với nhau bàn bạc đi đến thống nhất. Bảo hiểm xã hội là cơ quan chi trả chính và cơ quan bảo hiểm y tế có quyền hạn yêu cầu bệnh viện thực thi.

Vấn đề là Bộ y tế, Bảo hiểm xã hội sử dụng quyền hạn của mình như thế nào để yêu cầu các bệnh viện cùng tham gia chiến lược xây dựng hệ thống Big Data. Bản thân khi trở về Việt Nam, tôi muốn tìm hiểu cơ hội và làm sao kết hợp với đồng nghiệp để sử dụng hiệu quả kỹ năng, kiến thức của mình về Dữ liệu lớn và Big Data trong Healthcare.

PV: Vâng xin cảm ơn chị về cuộc trò chuyện.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu