Tỉnh Hưng Yên lần đầu gặp gỡ kiều bào

Ảnh Hoàng Hướng, CTV
Chia sẻ
(VOV5) - Ngày 24/2, tức Mồng 9 Tết Mậu Tuất, tỉnh Hưng Yên tổ chức gặp mặt gần 200 kiều bào ở nhiều nước trên thế giới về đón Xuân, vui Tết ở quê nhà. 

Các đại biểu kiều bào dâng hương, vòng hoa trước tượng đài nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Chụp ảnh trước tượng đài nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Các đại biểu tham dự buổi gặp mặt

Ông Đỗ Tiến Sỹ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Hưng Yên đánh giá cao sự đóng góp của kiều bào người Hưng Yên đang sinh sống và làm việc tại nhiều nước trên thế giới trong sự phát triển triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Ông Nguyễn Văn Phóng, Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen cho các tập thể Hội đồng hương tiêu biểu

Kiều bào nghe giới thiệu về chùa Chuông. Chùa Chuông được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ XV). Chùa đã được trùng tu năm 1707 và được gìn giữ đến nay.

Đây là ngôi chùa cổ, từng được ví là “Phố Hiến đệ nhất danh lam” với nét cổ kính và những hoa văn, kiến trúc thời Hậu Lê, một di tích lịch sử gắn với sự hưng thịnh của Phố Hiến một thời.

Thăm Văn Miếu Xích Đằng có từ 400 năm lịch sử, được xây dựng từ đời nhà Lê, thế kỷ XVII, là nơi tôn vinh nền học vấn của người dân Phố Hiến. Hưng Yên có hơn 200 vị khoa bảng được vinh danh trên bia đá, chiếm 1/10 trong tổng số các vị khoa bảng của cả nước.

Người có học vị cao nhất là các trạng nguyên Tống Trân (thôn An Cầu, huyện Phù Cừ,) đời Trần hay Nguyễn Kỳ (huyện Đông An), triều Mạc. Còn người có chức vụ cao nhất là Lê Như Hổ, quận công triều Mạc.

Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, các ngày mồng 4 và mồng 5 tháng giêng nơi đây lại diễn ra các hoạt động văn hóa như: tế lễ, dâng hương, triển lãm thư pháp, hát ca trù, cho chữ thánh hiền… Văn miếu Xích Đằng trở thành trung tâm giáo dục thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo”.

Đoàn nghe giới thiệu về Đình chùa Hiến, cây nhãn tổ ở thành phố Hưng Yên. Cây nhãn tổ có tuổi thọ hơn 300 năm, tọa lạc tại chùa Hiến. Cây nhãn gốc to , nhiều cành và xanh tốt. Năm 1947, một cơn bão lớn quét qua thành phành phố Hưng Yên, cây đã bị gãy mất một nửa.

Cây nhãn tổ giờ là một nhánh của cây nhãn tổ xưa được nhà chùa và người dân chăm sóc phát triển thành cây nhãn “hậu duệ”. Năm 1992, Hội làm vườn Việt Nam đã công nhận chùa Hiến vào kỷ lục Guinness là ngôi chùa lưu giữ được nguồn gốc của cây nhãn tổ đầu tiên tại Việt Nam.

Nhà hàng Âu Việt trong khuôn viên một cơ sở sản xuất, kinh doanh do một việt kiều ở Ucraina, gốc Hưng Yên về đầu tư.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu