Khám phá Đại học Phổ Nhĩ: Trung tâm đào tạo ứng dụng và nghiên cứu khoa học Vân Nam

VOV5 Media
Chia sẻ
(VOV5) -Đại học Phổ Nhĩ là điểm sáng giáo dục và nghiên cứu tại Vân Nam, Trung Quốc. Cùng với sự sự kết hợp giữa truyền thống, đổi mới, trường có nhiều đóng góp thúc đẩy phát triển bền vững. 
Khám phá Đại học Phổ Nhĩ: Trung tâm đào tạo ứng dụng và nghiên cứu khoa học Vân Nam - ảnh 1

Trường Đại học Phổ Nhĩ (Pu'er) là trường công lập tọa lạc tại thành phố Phổ Nhĩ, tỉnh Vân Nam (Yunnan), Trung Quốc, với đặc điểm “Một thành phố nối ba quốc gia, một con sông nối năm nước láng giềng,” là nơi sinh sống của 14 dân tộc bản địa và được mệnh danh là “Nguồn gốc trà thế giới, thủ đô cà phê Trung Quốc”. Thành lập vào năm 1978. Hiện tại, trường có 12.210 sinh viên hệ chính quy.

Trường tuân thủ các chính sách giáo dục quốc gia và phù hợp với Sáng kiến Vành đai và Con đường, hỗ trợ mục tiêu phát triển vượt bậc của Vân Nam, trở thành mô hình về đoàn kết và phát triển dân tộc, đi đầu trong bảo vệ sinh thái và là trung tâm của sự mở cửa của Trung Quốc với Nam Á và Đông Nam Á. Đại học Phổ Nhĩ tập trung vào phục vụ Phổ Nhĩ, Vân Nam, quốc gia và mở rộng tầm ảnh hưởng ra Nam và Đông Nam Á, với sự nhấn mạnh rõ rệt vào giáo dục địa phương, khu vực, ứng dụng và quốc tế hóa.

Khám phá Đại học Phổ Nhĩ: Trung tâm đào tạo ứng dụng và nghiên cứu khoa học Vân Nam - ảnh 2Vị trí địa lý tỉnh Vân Nam Trung Quốc.

Trường có diện tích 136,9 ha, với diện tích xây dựng lên đến 262.800 m². Tổng giá trị tài sản cố định là 791 triệu nhân dân tệ, trong đó giá trị thiết bị giảng dạy và nghiên cứu là 112 triệu nhân dân tệ. Thư viện của trường lưu trữ 1,175 triệu cuốn sách giấy và 2,068 triệu cuốn tài nguyên số, trong đó có 670.000 cuốn sách điện tử. Trường còn có 206 cơ sở thực tập ngoài trường, 125 phòng thí nghiệm và phòng thực hành trong trường, bao gồm 5 nền tảng thí nghiệm cấp tỉnh.

Khám phá Đại học Phổ Nhĩ: Trung tâm đào tạo ứng dụng và nghiên cứu khoa học Vân Nam - ảnh 3Phòng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của sinh viên trường ĐH Phổ Nhĩ.

 Trường xây dựng hệ thống chuyên ngành ứng dụng, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội khu vực. Hiện tại, trường có 13 khoa, đào tạo 42 chuyên ngành cử nhân. Các ngành như chuyên ngành cảnh quan được chọn làm điểm xây dựng chương trình đào tạo nhân tài nông lâm xuất sắc quốc gia, ngành mỹ thuật, lịch sử đạt đánh giá C trong xếp hạng tổng hợp chuyên ngành của tỉnh Vân Nam, và các ngành như Giáo dục ẩm thực và dinh dưỡng được xếp vào các chuyên ngành xây dựng điểm cử nhân xuất sắc cấp tỉnh. Ngành Khoa học trà đã được công nhận là ngành mới nổi cấp tỉnh, trong khi ngành Nông nghiệp thông minh được chọn làm điểm phát triển ngành mới của tỉnh.

Trường đã phát triển quan hệ hợp tác học thuật với nhiều quốc gia như Mỹ, Đức, Anh và Nhật Bản. Hiện tại, trường có 289 sinh viên quốc tế, với tổng số sinh viên quốc tế đã học tập tại trường lên đến 1.682 người. Trường duy trì chương trình hợp tác đào tạo với các trường đại học lớn của Đông Nam Á và các quốc gia khác, giúp phát triển nguồn nhân lực đa ngôn ngữ và quốc tế.

Trần Thị Thùy Linh đang theo học lớp tiếng Hán của trường cho biết du học là con đường hiệu quả để nâng cao tiếng Hán của bản thân:        

Với lợi thế về vùng dân tộc thiểu số, trường đã xây dựng nhiều cơ sở giáo dục và nghiên cứu về sự đoàn kết dân tộc, như Bảo tàng Giáo dục Đoàn kết Dân tộc và Viện Nghiên cứu Ý thức Chung Cộng Đồng Dân tộc Trung Hoa. Trường cũng phát triển các sản phẩm văn hóa độc đáo, như các bản khắc gỗ truyền thống của Phổ Nhĩ, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa địa phương.

Trong 5 năm tới, trường sẽ tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, củng cố công tác giáo dục và đào tạo, nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng và thúc đẩy hợp tác quốc tế, với mục tiêu trở thành một trường đại học ứng dụng hàng đầu của tỉnh và đạt chuẩn quốc tế.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu