Phát huy vai trò của vận tải đường thủy nội địa trong nền kinh tế

Vũ Duy Hưng
Chia sẻ
(VOV5) - Trục vận tải này hiện rất thuận lợi cho phương tiện thủy vận tải container từ cảng thủy đến cảng biển.

Ngày quốc tế hành động vì các dòng sông năm nay (14/3) có chủ đề “Nước cho tất cả” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của nước trong đời sống kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Với 2.360 sông, kênh, tổng chiều dài khoảng 41.900km, Việt Nam có lợi thế rất lớn để phát huy tiềm năng của các dòng sông. Ngành Giao thông Vận tải, các tỉnh, thành đa, đang có những giải pháp cụ thể để tăng sự đóng góp của vận tải đường thủy trong nền kinh tế.

Nghe âm thanh bài viết tại đây:
 

Tiềm năng vận tải đường thủy của Việt Nam đứng thứ 4 thế giới với hệ thống giao thông vận tải thủy phát triển rộng khắp, mật độ sông ngòi dày đặc. Hàng chục nghìn km đường thủy có thể khai thác cho tàu thuyền đi lại. Riêng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 12 cảng biển, 35 bến cảng, 4,9 km, với khả năng tiếp nhận cỡ tàu lớn lên đến 20.000 DWT và tổng công suất 20 đến 30 triệu tấn/1 năm. Ngoài ra, khu vực này còn có 57 cảng nội địa và gần 4.000 bến thủy. Đây là yếu tố quan trọng nâng thị phần vận tải thủy, giảm tải cho đường bộ và giá thành rẻ hơn nhiều so với hệ thống đường bộ. Hệ thống đường thủy từ thành phố Hồ Chí Minh có thể kết nối vận tải dễ dàng với các tỉnh miền Tây qua các tuyến kênh rạch, đặc biệt là khi Dự án mở rộng kênh chợ Gạo (kênh bắt đầu tại tỉnh Tiền Giang, nối liền sông Tiền Giang với sông Vàm Cỏ. Đây tuyến đường giao thông thủy huyết mạch của Đồng bằng sông Cửu Long) được hoàn thành, tàu và hàng đến được hết các tỉnh miền Tây Nam bộ. Ông Dương Thanh Hưng, Giám đốc dự án đường thủy, Bộ Giao thông vận tải, cho rằng:  Dự án mở rộng kênh chợ Gạo hoàn thiện sớm mang lại hiệu quả kinh tế. Khi dự án hoàn thành đầy đủ theo quy hoạch, lượng hàng thông qua 1 năm là 70 triệu tấn tấn và nếu đội tàu thay đổi thì lượng hàng thông qua là 80 triệu tấn. Xuất khẩu hàng hóa từ Đồng bằng sông Cửu Long thông qua cảng Sài Gòn và Thành phố Hồ Chí Minh và cảng Bà Rịa-Vũng Tàu thì việc này mang lại lợi ích kinh tế rất lớn.

Phát huy vai trò của vận tải đường thủy nội địa trong nền kinh tế - ảnh 1Với 2.360 sông, kênh, tổng chiều dài khoảng 41.900km, Việt Nam có lợi thế rất lớn để phát huy tiềm năng của các dòng sông. Ảnh minh họa: TTXVN

Tại khu vực phía Bắc, tuyến vận tải thủy từ tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng đến Việt Trì, Phú Thọ, dài hơn 200 km. Trục vận tải này hiện rất thuận lợi cho phương tiện thủy vận tải container từ cảng thủy đến cảng biển. Ông Nguyễn Xuân Sang, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, cho biết: Cuối quý III năm 2021, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo cho Cục Đường thủy nội địa Việt Nam nghiên cứu xây dựng một tuyến vận tải đường thủy nội địa mẫu từ Hải Phòng lên Việt Trì. Với các tiêu chí, thứ nhất là tiêu chí về số lượng lượt tàu vận chuyển cỡ tàu vận chuyển, tiêu chí về cải cách thủ tục hành chính, tiêu chí về vận tải xanh. Chúng tôi đã phối hợp cùng với các cơ quan chức năng khác để xây dựng kế hoạch đảm bảo cho các phương tiện vận tải được hưởng điều kiện tối ưu về thủ tục hành chính.

Cùng với việc xây dựng tuyến vận tải đường thủy nội địa mẫu, Nhà nước cũng chú trọng việc vận tải khép kín từ kho đến cảng biển. Tân cảng Quế Võ (Bắc Ninh) là 1 ví dụ. Nằm tại vị trí trung chuyển quan trọng trong vận tải thủy như kết nối đường biển với cảng lạch huyện kết nối đường bộ với Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên, cảng Tân Cảng Quế Võ (Bắc Ninh), tổ chức vận tải khép kín từ kho đến cảng biển bằng cách đầu tư đội xe đầu kéo phương tiện thủy để lấy hàng từ kho đưa đến cảng biển và ngược lại. Với mục tiêu trở thành cảng đích, Tân cảng Quế Võ là cảng ICD có chức năng thông quan hàng xuất nhập khẩu ngay tại cảng. Về tổng quan, ông Nguyễn Xuân Sang, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, cho biết thêm:Bộ Giao thông vận tải cũng đã đưa vào đề xuất vào kế hoạch trung hạn. Tại miền Nam, Dự án mở rộng kênh chợ Gạo đã hoàn thành; Dự án về phát triển hành lang vận tải Logistic miền Đông miền Tây Nam Bộ cũng được phê duyệt. Phía Bắc, ngoài nguồn vốn của World Bank, còn có các dự án trung hạn để nâng cấp cải tạo Cầu Đuống, thông thuyền cho cây cầu này. Chúng tôi kỳ vọng vào các dự án đầu tư vào khắc phục các điểm đang còn vướng mắc, điều chỉnh tỷ lệ đầu tư dần từng bước khắc phục được các điểm nghẽn của tuyến đường thủy trọng yếu ở miền Bắc và miền Nam.

Phát huy vai trò của vận tải đường thủy nội địa trong nền kinh tế - ảnh 2Ông Nguyễn Xuân Sang, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Ảnh: VOV

Sự phát triển nhanh của kinh tế Việt Nam đòi hỏi hệ thống vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không và đường thủy cần phải phát triển tương xứng. Trong bối cảnh đó, việc phát triển vận tải bằng đường thủy nội địa là giải pháp quan trọng, giảm áp lực cho vận tải đường bộ, góp phần giảm chi phí Logistic và thân thiện với môi trường…, giúp hàng hóa thông thương nhanh, góp phần phát triển kinh tế.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu