Từ sân bay dã chiến Mường Thanh đến Cảng hàng không trọng điểm Điện Biên Phủ

Vũ Lợi/VOV-Tây Bắc
Chia sẻ
(VOV5) -Sân bay Mường Thanh nằm ở vị trí trung tâm của lòng chảo Mường Thanh, cách các ngọn núi cao từ 10-12km. 

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, sân bay Mường Thanh là điểm trọng yếu để quân đội Pháp thiết lập được một tập đoàn cỡ lớn tại Điện Biên Phủ. Và đến nay, sân bay Điện Biên Phủ tiếp tục khẳng định vai trò là cầu hàng không quan trọng của Điện Biên nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung.

Từ sân bay dã chiến Mường Thanh đến Cảng hàng không trọng điểm Điện Biên Phủ - ảnh 1
Sân bay Mường Thanh nằm ở vị trí trung tâm của lòng chảo Mường Thanh, cách các ngọn núi cao từ 10-12km. Sân bay có chiều dài 2.000m, chiều rộng 50m, khu vực cất và hạ cánh rộng 25m và dài 120m đảm bảo thuận lợi cho việc lên, xuống.
Từ sân bay dã chiến Mường Thanh đến Cảng hàng không trọng điểm Điện Biên Phủ - ảnh 2
Với nhiệm vụ vô cùng quan trọng, Navarre đã không tiếc tay để biến Sân bay Mường Thanh trở nên hữu dụng và an toàn. Do đó đường băng được ghép bằng hàng vạn tấm ghi sắt được làm sẵn từ Pháp chuyển sang bằng máy bay, thả dù và lắp ghép tại Điện Biên. Tháng 01/1954, không quân Pháp chuyển 3 tấn dây thép gai từ sân bay Bạch Mai đến xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Từ sân bay dã chiến Mường Thanh đến Cảng hàng không trọng điểm Điện Biên Phủ - ảnh 3
Về khối lượng chuyên chở, mỗi ngày có gần 100 lượt máy bay vận tải từ đầu cầu Hà Nội và Hải Phòng tiếp tế cho Điện Biên Phủ từ 200 - 300 tấn hàng và từ 100 - 150 lính dù.
Từ sân bay dã chiến Mường Thanh đến Cảng hàng không trọng điểm Điện Biên Phủ - ảnh 4
Quân Pháp lắp ráp xe bọc thép được máy bay thả xuống sân bay Mường Thanh.
Từ sân bay dã chiến Mường Thanh đến Cảng hàng không trọng điểm Điện Biên Phủ - ảnh 5
Mặc dù là sân bay dã chiến nhưng Navarre rất hài lòng và quyết định tiếp nhận chiến đấu với quân ta ở Điện Biên Phủ như một cái bẫy để thu hút, giam chân nhiều sư đoàn chủ lực của Việt Minh nhằm đỡ đòn cho đồng bằng Bắc Bộ.
Từ sân bay dã chiến Mường Thanh đến Cảng hàng không trọng điểm Điện Biên Phủ - ảnh 6
Tuy nhiên khi các trận địa pháo mặt đất và pháo cao xạ của Quân đội Nhân dân Việt Nam mọc lên dày đặc xung quanh các dãy đồi cao, hỏa lực phòng không cũng ngày được siết chặt trên bầu trời, cộng với việc sau khi kết thúc giai đoạn một của cuộc chiến, thời tiết tại Điện Biên Phủ ngày càng trở nên xấu hơn khiến cho thế mạnh về không quân của người Pháp và sân bay Mường Thanh gần như bị tê liệt, không phát huy tác dụng.(Ảnh: Bộ đội ta bên chiếc máy bay của Pháp bị pháo cao xạ 37mm bắn cháy)
Từ sân bay dã chiến Mường Thanh đến Cảng hàng không trọng điểm Điện Biên Phủ - ảnh 7
Đến ngày 30/3/1954 không một chiếc máy bay nào tiếp cận được với Sân bay Mường Thanh, sân bay bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Điều này cho thấy, cầu hàng không mà Bộ chỉ huy Pháp đặt rất nhiều kỳ vọng trên thực tế lại không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cấp thiết của Tập đoàn cứ điểm khổng lồ tại Điện Biên Phủ.
Từ sân bay dã chiến Mường Thanh đến Cảng hàng không trọng điểm Điện Biên Phủ - ảnh 8
Năm 1958, vận tải hàng không dân dụng chính thức được mở tại sân bay Điện Biên Phủ và do quân đội đảm nhiệm nhưng các chuyến bay rất ít. Sau khi miền Bắc được giải phóng, Cảng hàng không Điện Biên Phủ vẫn được duy trì nhưng hầu như không sử dụng vào khai thác. Năm 1973, chuẩn bị kỷ niệm 20 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Cảng hàng không Điện Biên Phủ được khôi phục và từ đó đến nay từng bước được nâng cấp, hoàn thiện và xây dựng mới thành một trong những sân bay hiện đại của miền Bắc.
Từ sân bay dã chiến Mường Thanh đến Cảng hàng không trọng điểm Điện Biên Phủ - ảnh 9
Chiếc máy bay Airbus A321 mang số hiệu VN-A396 hạ cánh xuống mặt đường băng sân bay Điện Biên Phủ
Từ sân bay dã chiến Mường Thanh đến Cảng hàng không trọng điểm Điện Biên Phủ - ảnh 10
Ngày 01/12/2023, chiếc máy bay Airbus A321 mang số hiệu VN-A396 đã chạm bánh xuống mặt đường băng sân bay Điện Biên Phủ, chính thức ghi dấu mốc đặc biệt khi lần đầu tiên trong lịch sử của sân bay này đón nhận thành công một máy bay cỡ lớn, hiện đại.
Từ sân bay dã chiến Mường Thanh đến Cảng hàng không trọng điểm Điện Biên Phủ - ảnh 11
Việc đưa vào khai thác an toàn máy bay phản lực tại sân bay Điện Biên Phủ kết nối 2 vùng kinh tế trọng điểm của đất nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Mình là cột mốc quan trọng trong ngành hàng không Việt Nam, cũng như mở ra cơ hội phát triển mới cho kinh tế, xã hội của tỉnh Điện Biên nói riêng, Tây Bắc nói chung.
Từ sân bay dã chiến Mường Thanh đến Cảng hàng không trọng điểm Điện Biên Phủ - ảnh 12
Từ sân bay dã chiến Mường Thanh đến Cảng hàng không trọng điểm Điện Biên Phủ - ảnh 13
Tổng Công ty hàng không Việt Nam hiện cũng đang tiếp tục nghiên cứu tăng tần suất chuyến bay với những đường bay hiện có với sân bay Điện Biên Phủ; đồng thời mở thêm các tuyến bay kết nối Điện Biên với các tỉnh, thành khác trong nước và một số quốc gia trong khu vực khi điều kiện cho phép. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng mạng lưới giao thông, kết nối Điện Biên với các vùng miền, tạo cú hích thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên và các địa phương vùng Tây Bắc.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu