Nghe âm thanh tại đây:
“Ở góc độ một người start-up, thì chúng tôi cảm thấy rất cô đơn và lạc lõng. Thực sự không có sự kết nối ở trên từ các mentor, các diễn giả…Chúng tôi mới chỉ cần đến một lời khuyên, một lời giới thiệu kết nối mà cũng còn chưa có. Chúng tôi thực sự là cô đơn” - Đây là lời “tâm sự”, cũng như một sự “khẩn cầu” tới các chuyên gia trong một diễn đàn về khởi nghiệp – start-up, của một doanh nhân trẻ tại TP HCM, khi bước vào con đường sản xuất, kinh doanh, hoang mang không biết tìm lối đi, cũng như thấy cô đơn trên hành trình khởi nghiệp.
Doan nhân Lâm Minh Chánh |
Trước những ý kiên này, doanh nhân Lâm Minh Chánh, với kinh nghiệm 18 năm làm quản lý cấp cao, 6 năm với 5 lần khởi nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau: sàn vàng, giáo dục, thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng công nghệ; có thành công và có cả chưa thành công, đã chia sẻ: “Về cơ bản, làm startup hay làm doanh nhân, anh phải cô đơn thôi. Anh phải cô đơn với những quyết định của mình. Anh phải cô đơn những lúc mấp mé thắng thua. Đó là cái cô đơn cả thế giới này đều phải có. Nếu không có đơn không làm doanh nhân được. Nên anh phải chiến đấu với cô đơn.”
Hành trình khởi nghiệp của các doanh nhân Việt hiện nay, ngoài các Quỹ tư nhân và các nhà đầu tư thiên thần, thực chất có sự khuyến khích rất lớn từ các chính sách của chính phủ. Nhà sáng lập Quỹ đầu tư Vietnam Silicon Valley Thạch Lê Anh, một trong những thành viên của Đề án 844, đề án của Thủ tướng chính phủ về hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp cho biết, đề án 844 thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc giúp đỡ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp: “Ở trong đó có cả những người làm chính sách, người ở các Quỹ đầu tư chúng tôi đều có mời trong ban điều hành. Văn phòng đề án 844 có trụ sở 113 Trần Duy Hưng, Hà Nội có thể liên lạc trực tiếp; hoặc lên website. Có thể nói các bạn ở văn phòng 844 đã viết những tâm thư tới các bạn trẻ khởi nghiệp cũng như các doanh nghiệp khởi nghiiệp ở các Vườn ươm, hãy đăng ký vào văn phòng 844 để có sự hỗ trợ bằng kinh phí cũng như chuyên gia. Đặc biệt là kinh phí, chúng tôi nghĩ đây là bước tiến rất lớn của chính phủ khi có quyết định và cả kinh phí dành cho các hoạt động của start-up.
Đấy là ở cấp Chính phủ. Còn ở địa phương, tỉnh thành nào cũng thế cũng có đề án khởi nghiệp cấp tỉnh, thông thường sẽ do một Phó chủ tịch tỉnh phụ trách. Mỗi một thành phố sẽ thông qua các Sở (Sở khoa học công nghệ, Sở Kế hoạch đầu tư) hoặc trực tiếp là các Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.” - Bà Thạch Lê Anh nói.
Chủ nhiệm chương trình Vietnam Silicon Valley (VSV) Thạch Lê Anh - Ảnh: vietnamplus |
Đề án 844 do Thủ tướng chính phủ chỉ đạo, chủ trương hỗ trợ các tổ chức ươm tạo, đào tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Thông qua Ban Điều hành Đề án 844, tổ chức các cuộc gặp thường niên với các nhà đầu tư và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước, quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Diễn đàn Thanh niên khởi khiệp cuối tháng 2018 |
Các nội dung hỗ trợ bằng kinh phí mà bà Thạch Lê Anh nhắc tới, như là chi cho đại diện các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiêu biểu tham gia các vườn ươm/khu làm việc chung nổi tiếng trên thế giới; cho các hoạt động của đại diện khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam tại một số hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; cho phép việc tài trợ trực tiếp cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đối với các nội dung quan trọng như tìm hiểu thị trường, thuê chuyên gia, trả công lao động và thương mại hóa công nghệ, sản phẩm và dịch vụ mới.
Điều quan trọng của những cá nhân muốn khởi nghiệp, là phải tìm đúng cho mình những mentor - người đưa ra định hướng, giới thiệu cơ hội và hỗ trợ cho người khởi nghiệp thành công. Nói như bà Thạch Lê Anh thì: “Nếu mình muốn start-up, thì phải tìm đến các mentor là những người đã start-up thành công hoặc là đã phải đầu tư vào start-up rồi. Vì đi càng nhanh thì càng xa. Cho nên việc đi tìm mentor là rất quan trọng. Cái bạn nói bạn cô đơn, còn hơn là đi tìm phải những mentor không biết cách start-up.”