Thụy Điển chia sẻ mô hình “Vision Zero” cho An toàn giao thông Việt Nam

Hà Linh
Chia sẻ
(VOV5) -Chúng ta cần phải có một hệ thống làn đường rõ ràng để cho tất cả các thành phần tham gia giao thông có thể di chuyển an toàn.

Thụy Điển hiện được xem là quốc gia có hệ thống giao thông an toàn vào bậc nhất thế giới. Mới đây, tại Hội thảo “Hướng tới nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam”, các chuyên gia hàng đầu về giao thông của Thụy Điển đã chia sẻ những kinh nghiêm quý báu với mong muốn giúp hệ thống an toàn giao thông đường bộ của Việt Nam vận hành tốt hơn. Bên lề hội thảo, chuyên gia Chiến lược về an toàn giao thông Thụy Điển, ông Matts Ake Belin chia sẻ với phóng viên Đài TNVN mô hình ATGT “Vision Zero” mà Việt Nam đang muốn học hỏi.

Thụy Điển chia sẻ mô hình “Vision Zero” cho An toàn giao thông Việt Nam - ảnh 1TS Matts Ake Belin, chuyên gia hàng đầu về ATGT của Thụy Điển  

Nghe nội dung phỏng vấn tại đây: 

PV: Xin chào ông Matts Ake Berlin, xin ông một vài khái quát về tình hình giao thông ở Việt Nam.”

Ông Matts Ake Belin: Quan sát giao thông ở Hà Nội, tôi thấy là có nhiều thách thức khi nói về an toàn đường bộ ở Hà Nội và có lẽ cả Việt Nam. Có quá nhiều phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô. Thực tế, khi có quá nhiều phương tiện giao thông thì  khó rất đoán trước tình hình như vấn đề tắc nghẽn và giải quyết ra sao. Việc kẹt tắc khiến di chuyển chậm, ảnh hưởng tâm lý. Thứ 2 việc tắc nghẽn cục bộ tại nhiều nơi còn gây ra những vấn đề về ô nhiễm không khí. Vì thế, chắc chắn Hà Nội cũng như các thành phố lớn khác cần phải có những giải pháp đồng bộ để cải thiện tình hình.

Thụy Điển chia sẻ mô hình “Vision Zero” cho An toàn giao thông Việt Nam - ảnh 2 Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Högberg phát biểu tại Hội thảo.

PV: Thụy Điển là một trong những quốc gia có hệ thống giao thông thông minh bậc nhất thế giới. Là một chuyên gia, ông có thể chia sẻ một số bài học kinh nghiệm của Thụy Điển trong phát triển giao thông an toàn.?

Ông Matts Ake Belin: Đúng là giao thông Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn giống như chúng tôi trong quá khứ. Tại thời điểm đó, với tốc độ đô thị hóa của Thụy Điển và việc người dân ồ ạt mua phương tiện cá nhân. Điều đó tạo ra nhiều áp lực và thách thức lớn. Ban đầu chúng tôi cho rằng chỉ cần giải quyết triệt để bằng cách đánh vào nhận thức hay hành vi của người tham gia giao thông nhưng sau đó nhận ra rằng, đó chỉ là bề nổi của "tảng băng chìm". Phải thấu đáo nhìn vấn đề toàn diện, hệ thống và sâu hơn vào tất cả các khía cạnh liên quan. Chẳng hạn như về quy hoạch các con đường, xây dựng hệ thống biển báo, cảnh báo, hình thức trợ giúp phân luồng. Từ kinh nghiệm của Stockholm, tôi muốn chia sẻ là cần phải cải thiện nâng cấp hệ thống hạ tâng, giao thông công cộng tại các đô thị, đặc biệt là phải có tuyến tàu điện (subway hay metro) thật tốt, thuận tiện, phải dễ dàng di chuyển nơi này nơi kia từ đó mới khuyến khích người dân sử dụng hoàn toàn hệ thống giao thông công cộng.

Thụy Điển chia sẻ mô hình “Vision Zero” cho An toàn giao thông Việt Nam - ảnh 3Giao thông tại Gothenburg- Ảnh Economist

PV: Thưa ông chính sách “Vison Zero” (Tầm nhìn về Không) được xem là nền tảng cho các hoạt động ATGT đường bộ của Thụy Điển và đang được rất nhiều thành phố trên thế giới học hỏi. Xin ông cho biết đôi nét về mô hình thông minh này.?

Ông Matts Ake Belin: Về “Vision Zero” có ba điểm tôi muốn chia sẻ. Thứ nhất là bạn phải thay đổi ngay tư duy để biến thành hành động. Phải nhận thức là mạng sống của con người bị trả giá bởi tai nạn giao thông là không thể chấp nhận được. Từ đó dẫn đến điểm thứ 2 là về trách nhiệm. Khi mọi người có ý thức tốt về an toàn giao thông thì trách nhiệm sẽ quy cho các nhà hoạch định giao thông và các cơ quan chức năng. Thứ 3, khi tất cả mọi người đã thay đổi về cách nghĩ sẽ dẫn đến xây dựng biện pháp can thiệp một cách hệ thống. Với suy nghĩ như vậy, chúng tôi luôn đề ra những can thiệp và ý tưởng. Tôi cho rằng, việc chuyển trách nhiêm từ cá nhân sang các nhà hoạch định chính sách, cơ quan chức năng đã chứng minh tính hiệu quả của chương trình này.

Thụy Điển chia sẻ mô hình “Vision Zero” cho An toàn giao thông Việt Nam - ảnh 4Việc phân làn đường giao thông được thực hiện rất hiệu quả tại Thụy Điển. Ảnh Flickr

PV: Việc giáo dục nâng cao nhận thức về luật an toàn giao thông của người dân Thụy Điển được thực hiện như thế nào, thưa ông.?

Ông Matts Ake Belin: Thực ra, việc giáo dục nhận thức an toàn giao thông được thực hiện rất tốt tại Thụy Điển từ những năm 50-60 của thế kỷ trước. Giờ vấn đề về giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường được chuyển trách nhiệm sang các nhà thiết kế đường bộ và hoạch định chính sách. Trên thực tế, từ hơn 10 năm nay, tỷ lệ thương vong do giao thông ở Thụy Điển thấp nhất thế giới do chúng tôi đã thực hiện bộ luật “Tầm nhìn về Không”, thay đổi tư duy truyền thống, ưu tiên ứng dụng các công nghệ thông minh trong giao thông. Đối với các trường học, việc duy nhất chúng tôi hay làm là thực hiện các cuộc khảo sát, nghiên cứu, trong đó mời trẻ em cùng đi trên tuyến đường quen thuộc, từ nhà đến trường chẳng hạn để các em phát hiện ở điểm nào cần lắp biển báo, gờ giảm tốc độ, điểm nào cần lắp camera. Chính các em, phụ huynh, người dân địa phương mới là những người hiểu con đường đó nhất. Việc thực hiện luật Vision Zero đã giúp Thụy Điển giải quyết rất tốt bài toán an toàn giao thông.

Thụy Điển chia sẻ mô hình “Vision Zero” cho An toàn giao thông Việt Nam - ảnh 5Một góc giao thông ở Gothenburg. Ảnh Economists 

PV: Vậy, theo ông những điểm mấu cht trong phát triển an toàn giao thông ở Việt Nam khi áp dụng mô hình Vision Zero của Thụy Điển là gì?

Ông Matts Ake Belin: Tôi cho là việc phân định làn đường, giới hạn tốc độ và phát huy tối đa các chế độ thực thi tự động. Đặc biệt ở các tuyến đường cao tốc, về góc độ thiết kế bắt buộc có làn đường dành cho riêng ô tô, cho xe máy hoặc có thể là làn dành riêng cho xe vượt. Việc người đi bộ muốn băng qua đường cao tốc là cực kỳ nguy hiểm. Quan sát các con đường ở Hà Nội, tôi gần như không nhìn thấy bất cứ thiết kế hay sự ưu tiên nào cho người đi bộ cả. Nếu điều này xảy ra ở Thụy Điển thì công chúng sẽ phẫn nộ bởi vì họ không thể đưa con đến trường hoặc các em không thể tự đi một mình được. Người dân sẽ yêu cầu đóng cửa tuyến đường hoặc không cho xe cơ giới đi vào. Tất nhiên, tại mỗi quốc gia đều có những hoàn cảnh riêng nhưng chúng ta cần phải có một hệ thống làn đường rõ ràng để cho tất cả các thành phần tham gia giao thông có thể di chuyển an toàn.

PV: Vâng, xin trân trọng cảm ơn ông.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu