Trong nhiều năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 song hợp tác song phương giữa Việt Nam và Italia vẫn luôn tốt đẹp trên các lĩnh vực như văn hóa, đầu tư, kinh tếthương mại, giáo dục, khoa học công nghệ.... Đặc biệt, chuyến thăm làm việc tại Việt Nam của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế Italy Manlio Di Stefano từ ngày 7-9/6, đã thành công tốt đẹp, tiếp tục tạo đà phát triển quan hệ hợp tác thời gian tới trên bình diện cả song phương và đa phương. Hài lòng về kết quả chuyến thăm, ông Manlio Di Stefano muốn chia sẻ thêm với báo chí về nội dung này.
Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây:
Ông Manlio di Stefano,
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao & Hợp tác Quốc tế Italia |
PV: Xin ông chia sẻ về kết quả chuyến thăm lần này của ông đến Việt Nam cũng như nhận định về mối quan hệ hiện nay giữa Việt Nam và Italia?
Ông Manlio di Stefano: Năm 2020 nếu như không có đại dịch Covid-19 thì tôi đã đến Việt Nam sớm hơn để chia sẻ tầm nhìn Italia cũng như để thúc đẩy quan hệ hai nước trên cả bình diện song phương và đa phương. Hiện Italia có rất nhiều hoạt động đầu tư tại Việt Nam với hơn 100 công ty. Thời gian qua, Việt Nam đã tăng cường vị thế ở mặt kinh tế và xã hội ở trong nước và còn nâng cao vai trò về ngoại giao của mình ở khu vực và thế giới. Do đó chúng tôi đã chuyển hướng coi Việt Nam là đối tác chiến lược toàn diện của chúng tôi ở khu vực ASEAN. Các hoạt động của Italia tại Việt Nam đến nay đã mở rộng trên rất nhiều lĩnh vực như hợp tác về giáo dục, thương mại, đầu tư văn hóa cũng như các chương trình hoạt động của Đại sứ quán Italia tại Việt Nam.
Sắp tới đây, để làm sâu sắc hơn giao lưu văn hóa và hữu nghị nhân dân, chúng tôi sẽ mở Viện văn hóa Italia tại Việt Nam bênh cạnh các hoat động khác của ngôi nhà Casa Italia. Có thể thấy, trong đại dịch Covid-19, hai nước thể hiện tinh thần, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Việt Nam đã trao tặng Italy hơn 300 nghìn chiếc khẩu trang và Italia ưu tiên hỗ trợ gần ba triệu liều vaccine phòng Covid-19 cho Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Thứ trưởng Ngoại giao Italia Manlio Di Stefano. Ảnh Kim Phượng |
Trong 2 ngày ở thăm Việt Nam, chúng tôi đã có chương trình làm việc với Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế Việt Nam-Italy, Tham vấn chính trị Việt Nam-Italy lần thứ tư và Khóa họp thứ VII với Bộ ngoại giao. Với việc chia sẻ những tầm nhìn chính trị, kỳ vọng của chúng tôi là trở thành cầu nối hiệu quả giữa Hiệp hội Đông Nam Á ASEAN và Liên minh châu Âu EU cũng như là vị thế rất quan trọng của Việt Nam trong ASEAN.
Bên cạnh việc chia sẻ quan điểm của chúng tôi về các vấn đề nóng hiện nay trên thế giới hiện nay, chúng tôi cũng nhấn mạnh đến chủ đề liên quan đến an ninh khu vực Thái Bình Dương, chúng tôi đánh giá cao những động thái cũng như quan điểm nhất quán của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, giải quyết bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
Cùng với EU và NATO chúng tôi luôn ủng hộ cách giải quyết xung đột trên biển bằng biện pháp hòa bình và coi trọng vai trò của ASEAN. Cùng với Đại sứ quán Italia tại Việt Nam và sự tham gia trực tiếp của ngày càng các công ty Italia, đang cho thấy sự hiện diện của chúng tôi ở Việt Nam tuy chậm rãi nhưng rất chắc chắn.
Ông Manilo di Stefano và Đại sứ Italia tại Việt Nam Antonio Alessandroi tại họp báo.
Ảnh Hà Linh |
PV: Vâng, thưa ông sau chuyến thăm này, những dự án và lĩnh vực nào sẽ được Italia nhấn mạnh triển khai tại Việt Nam thời gian tới, thưa ông?
Ông Manlio di Stefano: Thời gian qua, hai bên đã phối hợp triển khai hiệu quả chương trình hành động thực thi Đối tác chiến lược 2021-2023, tạo động lực thúc đẩy quan hệ song phương phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Trên tinh thần coi trọng và tin cậy lẫn nhau, bên cạnh các hoạt động ngoại giao chính trị, thì việc khai trương Viện văn hóa Italia tới đây tại Việt Nam cho thấy rằng chúng tôi muốn thúc đẩy hợp tác về văn hóa và giao lưu nhân dân. Đây là những hoạt động rất thực chất và lâu bền nhất trong tất cả các mối quan hệ giữa nước này với nước kia.
Việc thành lập Viện văn hóa Italia tại Việt Nam đã được Chính phủ Italia phê chuẩn và sẽ khai trương vào năm 2023. Đây là một phần của Casa Italia tuy nhiên sẽ có ngân sách riêng. Tôi tin rằng khi đó các hoạt động văn hóa của Itala tại Việt Nam sẽ được phát huy rất nhiều. Ngoài ra, Italia sẽ tiếp tục tài trợ cho chương trình học bổng Invest talent tại Việt Nam Cùng với đó, là các phong phú các hoạt động, dự án về văn hóa, du lịch, giáo dục và đầu tư thương mại sẽ được 2 bên triển khai trong năm 2022 và 2023 nhân kỷ niệm 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Kì họp lần thứ VII Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác kinh tế Việt Nam – Italia |
PV: Vâng, còn về lĩnh vực hợp tác kinh tế, đầu tư thương mại và du lịch thời gian tới như thế nào?. Bởi như ông thấy, suốt 3 năm qua, đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi mọi thứ và đang đặt ra rất nhiều thách thức cho hai nước nói riêng và thế giới nói chung trong việc phục hồi cuộc sống sau đại dịch?
Ông Manlio Di Stefano: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19m cũng như mọi quốc gia khác, không chỉ chiều xuất khẩu Italy sang Việt Nam mà kim ngạch thương mại song phương đã bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, kể từ cuối năm ngoài, thương mại song phương phương đang hồi phục. Và trong suốt thời gian đó, hai bên đã tổ chức hội thảo, chương trình nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với các doanh nghiệp ở Italia, cũng như các chiến dịch quảng bá các sản phẩm hàng hóa Italia tại Việt Nam.
Về thúc đẩy kinh tế thương mại, cụ thể là hiệp định EVFTA còn rất nhiều tiềm năng nhưng ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến một khía cạnh là Việt Nam cần tăng cường nhiều hơn nữa công tác chỉ dẫn địa lý (geography indications) thông tin cụ thể, minh bạch hơn nữa về các sản phẩm hàng hóa của mình. Bởi vì khi 2 bên có đầy đủ các thông tin chính xác địa lý về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa thì vấn đề bảo hộ thương hiệu và thương mại hai chiều chắc chắn sẽ được tăng cường.Thời gian qua, Hiệp định EVFTA đã giúp nâng kim ngạch thương mại song phương lên 8 tỷ USD và tiến tới sẽ đạt 10 tỷ USD trong năm sau.
Về quảng bá du lịch, chúng tôi muốn chia sẻ chút kinh nghiệm về phục hồi du lịch sau đại dịch. Hiện nay Italia đang chạy chiến dịch quảng bá làm nổi bật nét văn hóa bản địa, đặc trưng của các ngôi làng nhỏ ở Italia. Bởi đất nước chúng tôi không phải được hình thành từ các thành phố lớn mà được tạo bởi những ngôi làng nhỏ.
Và giống như Italia, tôi muốn Việt Nam cũng nghĩ đến việc phát triển du lịch theo hướng đó. Nghĩa là, không chỉ quảng bá cho các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… mà cần tìm cách đưa khách du lịch đến với những nơi ít hoặc chưa được biết đến nhằm gây sự tò mò, khám phá trải nghiệm của du khách. Rõ ràng là Việt Nam có rất rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch bởi đất nước các bạn thật sự tuyệt vời về mọi thứ.
PV: Vâng, xin trân trọng cảm ơn ông.