Jimmy Phạm: Những gì tôi làm là đang đầu tư cho tương lai các em từ KOTO

Hà Linh
Chia sẻ
(VOV5) - Điều quan trọng nhất, ở KOTO tôi  luôn muốn tạo dựng môi trường gia đình, làm sao cho các em cảm nhận được giá trị của tình yêu thương.

KOTO là một hệ thống nhà hàng nổi tiếng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh do một doanh nhân người Australia gốc Việt điều hành sáng lập và điều hành kể từ năm 1999. Đặc biệt, KOTO còn là mái nhà của tình thương, là nơi cưu mang, dạy dỗ, hướng nghiệp... mở ra một tương lai tươi sáng cho rất nhiều trẻ em đường phố ở Việt Nam.

Mới đây doanh nhân Jimmy Phạm vinh dự là người Australia gốc Việt đầu tiên được nhận Giải thưởng Công dân toàn cầu do Quỹ Waislitz và Global Citizen trao tặng, vì nỗ lực chấm dứt nạn đói nghèo và thay đổi cuộc đời của hơn 1000 thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam,thông qua chương trình đào tạo toàn diện và mô hình doanh nghiệp xã hội của KOTO.

Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây:  
PV: Trước tiên, xin chúc mừng ông nhận được giải thưởng Công dân toàn cầu do Waistliz trao tặng. Ông có thể chia sẻ chút cảm nghĩ cảm nghĩ của mình?
Jimmy Pham: Người đầu tiên mà tôi thông báo luôn luôn là Người mẹ. Bà đã 85 tuổi và đang sống ở Australia. Mẹ tôi là người luôn tin tưởng và giúp đỡ tôi khi mới thành lập KOTO cách đây 23 năm. Bà chỉ luôn mong muốn con mình được mạnh khỏe và làm việc tốt để bà  phấn khởi và an lòng... Giải thưởng đến cũng cho tôi nhiều cảm xúc lắm.
Jimmy Phạm: Những gì tôi làm là đang đầu tư cho tương lai các em từ KOTO - ảnh 1Jimmy Phạm, doanh nhân kiều bào Australiam
Giám đốc KOTO. Ảnh nvcc

Thứ nhất, tôi cảm thấy tự hào vì mình là công dân gốc Việt đầu tiên được nhận giải này và thứ 2 là Cộng đồng doanh nghiệp xã hội được ghi nhận trong những việc chúng tôi đang làm suốt thời gian qua, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới. Thứ 3 là cho KOTO, thời gian qua, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh nên giải thưởng này đến đã giúp chút về kinh tế để chúng tôi có thể tiếp tục duy trì hoạt động.Thêm nữa, thay vì suốt ngày bị ở nhà do giãn cách xã hội thì giải thưởng cũng làm cho chúng tôi thêm niềm vui và sự động viên để tiếp tục..

PV: Đây thực sự là niềm vui lớn và tự hào của KOTO - ngôi nhà tình thương, do ông tạo dựng, phát triển suốt hơn 20 năm qua nhằm cưu mang, đào tạo rồi hướng nghiệp cho rất nhiều em có cảnh đời khó khăn ở Việt Nam?

Jimmy Pham: Vâng, KOTO là một Trung tâm dạy nghề nhân đạo, là doanh nghiệp xã hội đầu tiên ở Việt Nam. Mô hình đầu tiên là dạy nghề cho các em có hoàn cảnh khó khăn từ 16-22 tuổi ở Việt Nam. Sau 2 năm học, các em được chính phủ Australia cấp chứng chỉ nghề. Thứ 2, KOTO dạy các em kỹ năng sống, sự trao quyền, xây dựng tự tin và những kiến thức cần thiết để các em có một đời sống bền vững. Thứ 3, chúng tôi hợp tác với trung tâm Anh ngữ Apollo (Hội đồng Anh) dạy ngoại ngữ tiếng Anh về giao tiếp và phục vụ cho chuyên ngành. Sau hai năm, đó là sự thay đổi, trao quyền và xây dựng tự tin, chúng tôi tìm cho các em công việc ở các khách sạn, nhà hàng và đồng hành cùng các em phát triển sự nghiệp.

Jimmy Phạm: Những gì tôi làm là đang đầu tư cho tương lai các em từ KOTO - ảnh 2Jimmy Phạm được vinh danh ở hạng mục Công dân toàn cầu do Quỹ Waislitz và Global Citizen trao tặng. Jimmy Phạm trước đó lọt nhóm 5 doanh nhân xã hội thế giới của Quỹ Từ thiện Schwab (Mỹ), 

Sau hơn 20 năm hoạt động, KOTO đã tạo dựng được thương hiệu khá uy tín, tin cậy ở Việt Nam và trên thế giới. Chúng tôi đã đào tạo và tạo dựng công ăn việc làm ổn định cho hơn 1000 em trong lĩnh vực nhà hàng, dịch vụ khách sạn ở Việt Nam và trên thế giới. Ngoài ra, là một doanh nghiệp xã hội, chúng tôi muốn thay đổi tư duy trong ngành về đối tượng trẻ em đường phố. Rằng, các em không phải là lười biếng, mắc tệ nạn xã hội hay những điều tiêu cực mà các em luôn có thể trở thành những con người sống có ích và có trách nhiệm và đóng góp cho xã hội.

Jimmy Phạm: Những gì tôi làm là đang đầu tư cho tương lai các em từ KOTO - ảnh 3Trưởng thành từ ngôi nhà KOTO

PV: Hơn 2 năm qua, do dịch bệnh Covid-19, ngành dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy, KOTO phải cố gắng ra sao để có thể thích ứng với hoàn cảnh hiện nay?

Jimmy Pham: Nói chung, hơn 2 năm qua là vô cùng khó khăn với KOTO nói riêng và các doanh nghiệp xã hội nói chung. Thời gian qua, chúng tôi phải đóng các nhà hàng, nơi phục vụ rất đông khách du lịch,đóng góp hơn 70% doanh thu hoạt động KOTO. Do ảnh hưởng của dịnh bệnh, chúng tôi bị mất nguồn thu và trở nên bị động rất nhiều.

Hiện nay, trung tâm đào tạo KOTO phải chuyển đến một địa điểm nhỏ hơn ở phố Đặng Thai Mai, quân Tây Hồ, Hà Nội. Tôi không nỡ lòng nào mà trong lúc khó khăn này nói với các em trở về để khi nào hết dịch quay lại. Rất may mắn, thời gian này, chúng tôi được nhiều cá nhân, tổ chức trong cộng đồng hợp tác cùng như Tân Mỹ design, Hafele Việt Nam, Baya.., để giúp có thu nhập và tạo công ăn chỗ làm cho các em thực hành. Nói chung, hoạt động của KOTO dựa vào sự hảo tâm của cộng đồng ở Việt Nam và thế giới, giúp chúng tôi tài chính nhằm duy trì hoạt động.

Jimmy Phạm: Những gì tôi làm là đang đầu tư cho tương lai các em từ KOTO - ảnh 4

Tuy nhiên, điều mà chúng tôi rất tự hào và hạnh phúc nhất là những cựu học sinh của KOTO. Các em rất tuyệt vời.! Có lẽ vì chúng tôi đã tạo dựng được giá trị về gia đình nên sau khi ra đời, các em đã quay trở về hỗ trợ KOTO. Ngoài ra, chúng tôi được các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế Việt Nam luôn đồng hành cùng KOTO. Tôi rất xúc động khi có được sự nối vòng tay lớn hỗ trợ để KOTO được tiếp tục hoạt động.

PV: Được biết, KOTO tới đây sẽ triển khai một kế hoạch gọi là Food Rescue (Cứu trợ thực phẩm).? Xin hãy cho biết đôi chút về dự án này?

Dự án giải cứu thực phẩm, thức ăn, chúng tôi muốn năm 2021 này khai trương nhưng do tình hình dịch bệnh nên bị hoãn lại, có thể đến đầu năm sau mới triển khai. Mục tiêu của dự án rất đơn giản; Việt Nam hiện là một trong những quốc giađang bị lãng phí đồ ăn, rau quả ở các nhà hàng, buffert, các siêu thị hay ở ngay ở các nông trang. Những thức ăn, nông sản nếu bị vứt bỏ sẽ ảnh hưởng đến môi trường. Vì thế, KOTO suy nghĩ, giai đoạn 1 sẽ tìm cách gom chúng lại xong rồi cung cấp cho các tổ chức từ thiện, đang giúp đỡ trẻ em nghèo, người cao tuổi không nơi nương tựa để họ chế biến đồ ăn.

Jimmy Phạm: Những gì tôi làm là đang đầu tư cho tương lai các em từ KOTO - ảnh 5Ngôi nhà của tình yêu thương mang tên KOTO

Giai đoạn II là chúng tôi tận dụng những cựu học sinh KOTO đang làm nghề bếp sử dụng lại rồi chế biến thành những suất ăn đầy đủ dinh dưỡng, phục vụ cho cộng đồng những người lái xe, shipper, công nhân,,taxi, thợ hồ, người lao động nghèo, với giá cả hợp túi tiền của họ. Tôi nghĩ. Dự án này hoạt động là phi lợi nhuận. và vì là một doanh nghiệp xã hội nên chúng tôi muốn không chỉ làm từ thiện mà muốn tạo thu nhập để duy trì hoạt động bền vững. Mô hình này rất quen thuộc ở Australia và tôi muốn đưa về phát triển ở Việt Nam.

PV: Đúng là để dạy dỗ các em tầm tuổi thiếu niên bình thường đã khó rồi nhưng với các em đường phố lại càng khó hơn. Chúng thường rất bướng bỉnh và tỏ ra bất cần đời. Vậy bí quyết gì mà Ông cảm hóa được các em vậy?

Jimmy Pham: Ngay từ đầu tôi coi các em như người em ruột của mình, không coi đó là gánh nặng hay người mà mình đang giúp đỡ. Trong tư duy, tôi không nghĩ ,với các em là mình đang làm từ thiện mà mình đang đầu tư cho mảnh đời này được thay đổi về về kỹ năng sống, kiến thức và cả sự trao quyền. Xuất phát từ tình thương, tôi dạy dỗ, chỉ bảo các em như vậy. Khi thì mình đóng vai người anh, người bạn khi là người thầy, người cha của chúng. Nếu bạn có cái cơ bản là tình yêu thương thì mọi việc cứ thế mà tuân theo thôi.

Jimmy Phạm: Những gì tôi làm là đang đầu tư cho tương lai các em từ KOTO - ảnh 6Jimmy Phạm sống ở Việt Nam và gắn bó với ngôi nhà chung KOTO được 23 năm.

Điều quan trọng nhất, ở KOTO tôi luôn muốn tạo dựng môi trường gia đình, làm sao cho các em cảm nhận được giá trị của tình yêu thương, để từ đó có quyết tâm mà phấn đấu vươn lên. Làm dự án này, thực ra đôi lúc tôi thấy mệt vì vượt qua khả năng và muốn bỏ cuộc nhưng vì tình thương, mình lại nghĩ, trong lúc này không nên bỏ mà phải tiếp tục tạo dựng mô hình KOTO trở nên bền vững thật sự, để không chỉ cho các em nghèo của hôm nay mà cho cả mai sau...

Tôi thực sự mong muốn các em có cơ hội thay đổi để có một tương lai tốt hơn. Và, vì ngôi nhà KOTO tồn tại và phát triển hơn nữa nên tôi đã phấn đấu và có thêm quyết tâm để đi tiếp hành trình này.

PV : Vâng, xin trân trọng cảm ơn ông.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu