Hợp tác tốt đẹp giữa Viện KH Công nghệ tiên tiến Nhật Bản và nhiều trường ĐH Việt Nam.

Hà Linh
Chia sẻ
(VOV5) - Với sự ưu đãi và chính sách tốt của chính phủ, tôi tin rằng, nhiều bạn trẻ sau khi học xong cũng đều  muốn  trở về làm việc đóng góp cho sự phát triển đất nước.

Phó Giáo sư (PGS) Nguyễn Lê Minh, công tác tại Viện Khoa học và công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST), là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Machine Learning) học sâu ( Deep Learning) và các mô hình học thống kê. Bên cạnh hỗ trợ Bộ Khoa học & Công nghệ Thông tin triển khai mô hình giáo dục phổ thông mới, Phó Giáo sư Nguyễn Lê Minh còn hỗ trợ nhiều du học Việt Nam sang Nhật Bản du học, hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ. Bên lề một hội thảo chuyên đề mới đây, PV Đài TNVN phỏng vấn PGS Lê Minh:

Hợp tác tốt đẹp giữa Viện KH Công nghệ tiên tiến  Nhật Bản và nhiều trường ĐH Việt Nam. - ảnh 1PGS TS Nguyễn Lê Minh, Viện Viện Khoa học và công nghệ tiên tiến Nhật Bản. 

Nghe âm thanh PV tại đây: 

PV: Xin chào PGS Nguyễn Lê Minh, anh có thể chia sẻ với thính giả Đài Tiếng nói Việt Nam về câu chuyện mà anh sinh sống, làm việc tại Nhật Bản.?

PGS Nguyễn Lê Minh: Xin chào, tôi là Nguyễn Lê Minh, hiện đang là Phó Giáo sư chuyên ngành trí tuệ nhân tạo, Học máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên ở Viện Khoa học và Công nghệ \tiên tiến Nhật Bản (JAIST). Tôi và gia đình đang sống ở Ishikawa ,một vùng rất đẹp gần thành phố Kanazawa. Hiện cộng đồng người Việt ở đây vẫn giữ được sự đoàn kết, tinh thần tốt đẹp của người Việt do GS Hồ Tú Bảo - người Việt đầu tiên đến đây gây dựng. Hiện nay, mối quan hệ trong cộng đồng người Việt và với người dân bản địa rất tốt đẹp.

Như bạn hỏi, lý do mà tôi quyết định ở lại Nhật Bản, thứ nhất là Nhật Bản có môi trường nghiên cứu khoa học rất thích hợp với chuyên ngành của tôi. Với điều kiện như vậy, tôi có thể tập trung toàn tâm, toàn ý cho nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, Viện nghiên cứu nơi tôi làm đang có quan hệ hợp tác rất tốt với các trường Đại học ở Việt Nam. Qua đó, tôi có thể giúp đỡ được nhiều bạn trẻ Việt sang du học, tìm học bổng, hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án. Tôi nghĩ, đó cũng là một trong những đóng góp của mình cho quê hương.

Hợp tác tốt đẹp giữa Viện KH Công nghệ tiên tiến  Nhật Bản và nhiều trường ĐH Việt Nam. - ảnh 2 Phó GS Nguyễn Lê Minh ( Áo xanh thứ 4 trái) tại một hội thảo. Trang điên tử KHCNTT.com

PV: Được biết lĩnh vực nghiên cứu của anh chủ yếu về trí tuệ nhân tạo (AI), Anh có thế nói cụ thể hơn về chuyên ngành mình theo đuổi cũng như ứng dụng của nó trong thực tế?

PGS Nguyễn Lê Minh: Lĩnh vực nghiên cứu của tôi là về trí tuệ nhân tạo, bài toán tập trung chủ yếu là “Hiểu ngôn ngữ tự nhiên và Học máy”, có cả học sâu “Deep learning”, Chatbot. Một trong những ứng dụng mà mọi người thấy dễ hiểu là làm thế nào để lập trình hay  xây dựng một bài toán mà máy tính có thể hiểu được người dùng muốn gì, rồi tự động trả lời các câu hỏi. Ví dụ như hỏi về thời tiết, trên truyền hình hôm nay có gì. Một trong những mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi đang làm, là phát triển những tương tác tự nhiên, trao đổi nhiều hơn giữa robos, (máy tính) với con người. 

PV: Tôi được biết, PGS Lê Minh đang cùng với nhiều nhà khoa học ở trong và ngoài nước tham gia một chương trình thí điểm liên quan đến ứng dụng trí tuệ thông minh trong giảng dạy của Bộ Khoa học & Công nghệ Thông tin. Liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của mình thì theo anh tiềm năng ứng dụng trí tuệ thông minh ở Việt Nam hiện nay như thế nào.?

PGS Nguyễn Lê Minh: Tôi đang là một trong những thành viên trong đó gồm nhiều giáo sư, các nhà khoa học, nghiên cứu của Việt Nam và nước ngoài tham gia một dự án của Bộ Khoa học Thông tin, do Thứ trưởng Bùi Thế Duy chủ trì. Dự án mới chỉ bắt đầu và đang xây dựng những đường hướng để đưa trí tuệ nhân tạo Việt Nam vào phát triển. Mới đây, tôi tham gia Hội thảo rất bổ ích. Trí tuệ nhân tạo cho cuộc sống (“AI for life)” do thầy Thanh Thủy tổ chức về việc dùng trí tuệ như thế nào cho hiệu quả ở Việt Nam. Bạn biết là, Việt Nam có dân số trẻ và nên việc đưa trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống đóng vai trò rất quan trọng và thực sự cần thiệt. Chẳng hạn như làm sao có thể dùng trí tuệ để giải quyết những bài toán ưu tiên hiện nay như về giao thông thông minh, mua bán qua mạng, thương mại điện tử,...

Việt Nam có nhiều tiềm năng về nguồn dữ liệu (BiG Data) nên việc kết hợp giữa BIG Data và Trí tuệ nhân tạo (AI) là rất hợp lý. 

Hợp tác tốt đẹp giữa Viện KH Công nghệ tiên tiến  Nhật Bản và nhiều trường ĐH Việt Nam. - ảnh 3Hội nghị Ngôn ngữ học tính toán khu vực Thái Bình Dương lần thứ 16 (Pacling 2019) ở Hà Nội

PV: Ngoài những hỗ trợ về chuyên môn, kỹ năng công nghệ, Phó GS Lê Minh còn giúp nhiều nhà khoa học trẻ làm luận án tiến sĩ, đào tạo công nghệ ở nước ngoài. Anh nhận xét như thế nào về khả năng "chất xám" Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin IT??

 PGS Nguyễn Lê Minh: Viện Khoa học và công nghệ tiên tiến Nhật Bản  của tôi đang có những hợp tác với nhiều trường đại học lớn ở Việt Nam nên chúng tôi thường xuyên giúp các bạn sinh viên học tập, nghiên cứu, sau một thời gian quay trở về nước trở thành những cán bộ mũi nhọn cho phát triển công nghệ IT ở Việt Nam đồng thời đóng góp tích cực cho quan hệ hợp tác công nghệ thông tin giữa Việt Nam và Nhật Bản. Về mảng trí tuệ nhân tạo, tôi thấy học sinh Việt Nam rất có tiềm năng, thế mạnh vê toán học, lý luận, học thuật cao. Các bạn ấy học tập tốt và bắt kịp nhanh đặc biệt trong lĩnh vực Machine Learning và Deep Learning.

Pv: Đó là ưu điểm vậy theo Anh, những điểm yếu cần cần khắc phục của sinh viên Việt Nam là gì?

PGS Nguyễn Lê Minh: Bản chất của người châu Á mình hơi rụt rè, đôi lúc không mạnh dạn hoặc open như người châu Âu nên bị hạn chế rất nhiều. Vì thế, bản tính tự nhiên này đôi khi cần thay đổi. Nếu được đưa ra lời khuyên tôi nghĩ cần phải xây dựng phương pháp giáo dục ngay từ mẫu giáo, hướng các em chủ động, tự tin hơn trong hỏi đáp, trình bày vấn đề, nói chuyện cởi mở tự nhiên với thầy cô. Lĩnh vực này bên Nhật Bản họ làm rất tốt.

Hợp tác tốt đẹp giữa Viện KH Công nghệ tiên tiến  Nhật Bản và nhiều trường ĐH Việt Nam. - ảnh 4Học sâu là một phần của một họ các phương pháp học máy rộng hơn dựa trên đại diện học của dữ liệu. Ảnh minh họa

Điều đáng mình mừng là gần đây, tôi  thấy các bạn trẻ ngày càng giỏi ngoại ngữ, chỉ cần cải thiện hơn khả năng giao tiếp là rất ổn. Xuất phát từng là du học sinh, nghiên cứu sinh rồi định cư ở nước ngoài, như nhiều người khác, tôi luôn hướng về quê hương, muốn dùng những gì lĩnh hội được giúp thế hệ đi sau. Với sự ưu đãi và chính sách tốt của chính phủ như hiện nay thì, tôi tin rằng, rất nhiều du học sinh sau khi học xong đều muốn trở về, đóng góp cho sự phát triển của quê hương, đất nước.

PV; Cảm ơn PGS Nguyễn Lê Minh và xin chúc anh sức khỏe và thành công.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu