Món bánh dân dã nổi tiếng ở Phú Quốc: Bánh tét cật

Chia sẻ
(VOV5) - Nếu như đi du lịch Cần Thơ có mấy đòn bánh tét lá cẩm Cần Thơ làm quà, thì khi đi du lịch Phú Quốc, nhất định lúc về phải có vài đòn bánh tét mật cật Phú Quốc mới được. Bánh tét mật cật Phú Quốc khác biệt với các loại bánh tét khác bởi nét đặc trưng nhất là được gói bằng lá mật cật. Bài viết “Món bánh dân dã nổi tiếng ở Phú Quốc: Bánh tét cật” trên trang báo điện tử hongphong.gov.vn
(VOV5) - Nếu như đi du lịch Cần Thơ có mấy đòn bánh tét lá cẩm Cần Thơ làm quà, thì khi đi du lịch Phú Quốc, nhất định lúc về phải có vài đòn bánh tét mật cật Phú Quốc mới được. Bánh tét mật cật Phú Quốc khác biệt với các loại bánh tét khác bởi nét đặc trưng nhất là được gói bằng lá mật cật. Bài viết “Món bánh dân dã nổi tiếng ở Phú Quốc: Bánh tét cật” trên trang báo điện tử hongphong.gov.vn

Món bánh dân dã nổi tiếng ở Phú Quốc: Bánh tét cật - ảnh 1
Bánh tét mật cật. Ảnh: dulichkhamphaphuquoc.com

Nghe âm thanh bài viết tại đây:




Không phải chỉ có Hàm Ninh Phú Quốc mới có nhiều mật cật, các vùng khác ở miền tây cũng có loại cây này, song người ta dùng lá của nó để làm nón còn ở Phú Quốc lại dùng để gói bánh tét. Có rất nhiều thắc mắc về việc này nhưng không phải lời giải thích nào cũng thỏa đáng, chỉ biết rõ nhất một điều, lá mật cật đã trở thành thành phần quan trọng làm nên thương hiệu bánh tét nổi tiếng cho Phú Quốc mà thôi. Đây là món bánh “độc quyền” một trong những đặc sản Phú Quốc, của huyện đảo này. Thường người ta chỉ dùng lá mật cật để chằm nón lá, chẳng hiểu vì lí do gì mà dân ở đây lại dùng nó gói bánh tét thành đòn hình tam giác. Bánh dậy mầu xanh ngọc, nhân đậu ăn bùi, béo.


Mật cật là loại cây có lá xòe rộng như lá cọ, mọc đầy trên dãy núi Hàm Ninh. Người ta thường dùng lá mật cật để chằm nón lá. Nhưng ở Phú Quốc, lá chuối đâu phải hiếm nhưng chẳng biết can cớ gì lại dùng loại lá này gói bánh tét? Điểm độc đáo nữa của bánh tét mật cật là không gói thành đòn tròn mà gói thành đòn hình tam giác.


Để có đòn bánh này, trước tiên người ta phơi lá mật cật hơi héo, rửa và lau lá bằng dầu cho mềm thêm. Nếp gói bánh xanh ngọc bích và mùi thơm hấp dẫn. Đậu xanh cà nấu nhừ cùng dây thịt mỡ làm nhân. Công đoạn gói bánh tét cũng thực sự là một kỳ công, cách gói có thể ai cũng biết nhưng khi thực sự bắt tay vào công đoạn này mới thấy khó và đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay bởi mặt lá mật cật hẹp không to bản như lá chuối. Càng phải khéo tay hơn khi bánh được buộc bằng gân lá mật cật cứng chứ không dẻo như dây lác. Bánh ngon còn nhờ kỹ thuật buộc dây, buộc chặt quá bánh không chín đều, buộc lỏng quá bánh thấm nước bị nhão ăn không ngon. Khó hơn nữa là bánh được gói theo hình tam giác dài khoảng 30cm nên sau khi chế biến xong bánh có hình dạng đẹp mắt khác hẳn với bánh ở đất liền.


Lá mật cật hẹp, không to như lá chuối nên phải thật khéo léo. Và cảng phải cẩn thận vì bánh được cột bằng gân lá, chẳng thể nào mềm như lạt tre. Buộc chặt quá, có khi bánh sống hoặc khô. Buộc lỏng, bánh nong nước. Không ngon. Đặc biệt, bánh tét mật cật không xào nước cốt dừa nên để được lâu ngày. Đòn bánh lớn 10.000 đồng, đòn nhỏ 5.000 đồng.


Cũng là chiếc bánh tét bình thường với nếp, nhân đậu xanh, thịt heo thôi nhưng gói bằng thứ lá đặc biệt này làm cho bánh cũng mang vẻ đặc biệt hơn. Bánh mang màu xanh ngọc bích của nước cốt lá ngót và lá dứa ngon lành, thêm mùi thơm lừng khó cưỡng, và ko sử dụng nước dừa như 1 số mẫu bánh tét nhiều của miền Tây nói chung, nhưng vẫn ngậy béo và thơm ngon. Khi ăn, gạo quyện với nhân đậu xanh bùi, thịt mỡ béo, mùi lá dứa thơm, rất tuyệt vời. Bánh tét nấu chín vừa dẻo chất nếp, vừa ngọt bùi hương đậu xanh, vừa thơm béo thịt mỡ, thơm hương đồng cỏ nội của lá dứa, lại có tính giải nhiệt, ngừa và trị được mụn nhọt nhờ nước cốt lá bồ ngót.



Món bánh Tét Phú Quốc được làm từ lá mật cật đã được nhiều du khách du lịch ra Phú Quốc mua về làm quà xứ đảo. Nay bánh Tét Phú Quốc đã trở thành món đặc sản chỉ có ở Phú Quốc xinh đẹp này.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu