Nhân dân góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Chia sẻ
(VOV5) - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được đưa ra lấy ý kiến nhân dân từ ngày 2/1/2013 đang thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp nhân dân.
(VOV5) - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được đưa ra lấy ý kiến nhân dân từ ngày 2/1/2013 đang thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp nhân dân.  Góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, ông Đinh Công Sỹ, Phó Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La, cho biết: “Tôi sẽ góp ý kiến một số vấn đề liên quan trực tiếp đến các điều khoản của Hiến pháp như các vấn đề Liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đây là bước tiến rất quan trọng của bản Hiến pháp năm 1992. Vấn đề tiếp theo là việc xây dựng bộ máy chính quyền địa phương, đặc biệt là hệ thống cơ quan Ủy ban nhân dân từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường, thị trấn để làm sao trong thời gian tới các quy định về bộ máy chính quyền địa phương phải hết sức cụ thể, năng lực hoạt động của bộ máy này có hiệu quả hơn. Tôi cũng quan tâm việc bổ sung thêm 3 thiết chế mới trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đó là Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử Quốc gia và thiết chế về kiểm toán Nhà nước. Ngoài ra, tôi cũng rất ủng hộ việc quy định về chế độ kinh tế của chúng ta là không khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước mà là bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.”


Nhân dân góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 - ảnh 1
Đông đảo lãnh đạo, cán bộ tỉnh Bình Thuận tham dự Hội nghị triển khai Kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. (Ảnh: nhandan)


Thạc sĩ Đỗ Văn Dương, Phó hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Đắc Lắc, bày tỏ sự quan tâm về việc thành lập Hội đồng hiến pháp: “Theo tôi, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Việt Nam cũng không nằm ngoài cơ chế xây dựng pháp luật, đảm bảo việc thực hiện tốt quyền và lợi ích của công dân, trong đó có việc xây dựng cơ chế bảo Hiến. Có thể nói việc xây dựng được cơ chế bảo Hiến phù hợp với mục đích xây dựng Nhà nước pháp quyền của chúng ta hiện nay. So với các nước trên thế giới, tôi thấy việc thành lập Hội đồng bảo vệ việc thực hiện Hiến pháp là cần thiết và cần phải được triển khai sớm để đảm bảo cho những nội dung của Hiến pháp được thực hiện, đặc biệt là một số chế định như là chế định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.”

Việc người dân góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tiếp tục diễn ra đến ngày 31/3/2013./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu