Nâng cao vai trò của cơ quan hành pháp trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Chia sẻ
(VOV5) - Hội thảo góp ý kiến dự thảo báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 diễn ra chiều 25/3 tại Hà nội, dưới sự chủ  trì của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Báo cáo dài 96 trang của Chính phủ tập trung vào 7 nhóm vấn đề, trong đó đi sâu vào 2 chương là chương 7 - Chính phủ và Chương 9 - Chính quyền địa phương.

(VOV5) - Hội thảo góp ý kiến dự thảo báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 diễn ra chiều 25/3 tại Hà nội, dưới sự chủ  trì của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Báo cáo dài 96 trang của Chính phủ tập trung vào 7 nhóm vấn đề, trong đó đi sâu vào 2 chương là chương 7 - Chính phủ và Chương 9 - Chính quyền địa phương.

Về Chính phủ, Dự thảo báo cáo kiến nghị khái quát nhưng đầy đủ 2 nhóm nhiệm vụ để thực hiện chức năng cơ quan hành pháp và cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất nhằm xây dựng một Chính phủ đủ mạnh để điều hành đất nước. Để tăng cường trách nhiệm giải trình của các Bộ, ngành, các ý kiến đề nghị bổ sung chế độ báo cáo của Bộ trưởng trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ trưởng. Đánh giá về vai trò, nhiệm vụ của Chính phủ trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Giáo sư Nguyễn Đăng Dung, Đại học quốc gia Hà Nội, cho rằng: “Dự thảo Hiến pháp đã nhìn thấy tầm quan trọng của hành pháp trong việc đề xuất sáng kiến pháp luật, trong việc tự hoạch định chính sách. Những điều này không có trong Hiến pháp hiện hành. Đấy là cái cần có của bên hành pháp, phải cho họ làm, cho họ chịu trách nhiệm và nếu không làm được thì bãi nhiệm.”

Về chính quyền địa phương, các ý kiến đề nghị việc thành lập, chia tách đơn vị hành chính lãnh thổ được thực hiện theo các tiêu chí, trình tự, thủ tục luật định có tham khảo ý kiến của nhân dân; bổ sung các quy định đảm bảo các quyền tự chủ của chính quyền địa phương.

Nâng cao vai trò của cơ quan hành pháp trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 - ảnh 1
Các đại biểu quận Thanh Xuân đã góp ý thẳng thắn, tâm huyết và trách nhiệm với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Theo báo cáo của Chính phủ, gần 3 tháng qua, các bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã tổ chức khoảng 28.000 hội thảo, hội nghị lấy ý kiến và tiếp nhận khoảng 15 triệu lượt ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về các nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu