(VOV5) - Vào những năm đầu của thế kỷ 20 xuất hiện một loại hình sân khấu đặc sắc được nhân dân ưa thích – đó là sân khấu Cải lương. Theo nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian, nhà giáo ưu tú Hoàng Kiều thì:“ Cải lương phát triển từ phong trảo đàn ca tài tử, sau đó là carabộ, khi ca có làm động tác mình họa, rất được nhân dân ưa thích. Dần dần phát triển thêm nhiều loại hình khác thêm vào như Huế, hát bội, tuồng, chèo… với tính chất chữ tình tự sự, ngoài ra còn có những cách tân, chuyển hơi để tạo các sắc thái tình cảm. Đặc biệt khi bài dạ cổ hoài lang ra đời và phát triển thành Vọng cổ hoài lang. Với một số lượng bài bản phong phú, âm nhạc cỉa lương có thể phục vụ cho một sân khấu với những đề tài hiện đại”.
Âm nhạc cải lương thường có giai điệu và tiết tấu nhẹ nhàng vì các nhạc cụ dùng trong âm nhạc Cải lương là đàn dây tơ và dây kim, không có kèn trống như hát bội. Dàn nhạc Cải lương gồm các loại nhạc cụ chính như: Đàn kìm, Đàn Tranh, Đàn cò, Đàn ghi ta, dần dần sử dụng thêm các loại nhạc cụ khác như: Đàn sến, Violon, sáo, tiêu.
Ðàn kìm có hai dây tơ và tám phím. Tiếng đàn kìm tuy không trong và thanh như tiếng đàn Tranh hay Lục huyền cầm, nhưng khi hòa với đàn Tranh nghe rất hay. Tùy hơi cao thấp của diễn viên, đàn Kìm có thể đàn năm dây Hò khác nhau.
Đàn Tranh hay còn gọi là đàn Thập Lục có 16 dây. Tiếng đàn Tranh nghe trong trẻo, thanh tao nhờ dùng dây kim và những kỹ thuật nhấn, rung và vuốt.
Cũng như cây kìm, đàn Tranh có thể đổi bậc dây Hò tùy theo hơi cao thấp của người ca. Đàn Cò, cũng gọi là đàn Nhị, có hai dây tơ, không có phím và dùng cây cung để kéo ra tiếng.
Ðàn Cò là cây đàn đặc trưng có mặt trong nhiều dàn nhạc như: hát Bội, Cải lương, nhạc Tài tử. Ðàn Sến có hai dây tơ và có đủ bậc nên khi đàn ít sử dụng nhấn. Có khi đàn ba dây nghe hơi như đàn Tỳ Bà. Đàn Guitare phím lõm cũng gọi là Lục huyền cầm hay Tây ban cầm, có sáu dây kim, nhưng thường đàn năm dây. Tiếng thanh như đàn Tranh, khi đàn ở tầm cũ âm vực cao.
|
Bên cạnh những cây đàn chủ đạo là Đàn Tranh, Ghi ta phím lõm, Đàn Cò, đàn Sến còn có cây Violon cũng có tên là Vĩ Cầm, có bốn dây tơ và cung kéo như đàn Cò, dùng phụ họa với cây Guitare hay cây Tranh để đàn Vọng cổ nghe rất hay, nhưng ít dùng đàn các bản nhạc khác vì âm thanh phát ra lớn. Đôi khi người ta còn sử dụng ống Sáo, hoặc ống Tiêu trong nhiều bài bản Cải lương. Nói về âm nhạc sân khấu cải lương nói chung và các nhạc cụ trong dân khấu cải lương, nhà giáo ưu tú, nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian Hoàng Kiều cho biết: “Về dàn nhạc cải lương có 4 cây đàn chính là : Kìm , Cò, Tranh, Độc, sau này có thêm một số nhạc cụ khác để làm phong phú thêm màu sắc và tính chất âm nhạc. Với sô lượng bài bản phong phú, tính chất âm nhạc cải lương đủ sức phục vụ cho một sân khấu với những xung đột tình cảm phức tạp và dễ dàng thể hiện những đề tài hiện đại.”
Nhấn vào file để nghe âm thanh: