(VOV5) - Những sáng tác mang đậm tình người, hồn quê của tác giả Ngọc Phước – Hội văn học nghệ thuật Quảng Nam.
Nghe âm thanh tại đây:
Đam mê âm nhạc từ nhỏ, nhưng cơ duyên lại đưa Ngọc Phước theo học và làm việc trong nghành thủy sản. Thế rồi, như một bước ngoặt cuộc đời, anh đã rời bỏ công việc của mình để chuyên tâm cho hoạt động âm nhạc mà anh hàng mơ ước. Ngọc Phước nhớ lại: “ Tốt nghiệp đại học Thủy sản năm 1998, nhưng đi làm chưa được bao lâu, tôi quyết định rời bỏ công việc của một công chức nhà nước để thực hiện ước mơ của mình. Tôi đi dạy tiếng anh để có điều kiện dành thời gian cho đam mê nghệ thuật. Nó như một nguồn sống. Tôi viết nhạc từ đam mê, bởi từ nhỏ mẹ đã hát ru và nó nhập vào tâm mình, thế là tôi mày mò viết từ năm lớp 12 với ca khúc Dáng xưa, nhưng đến khi vào đại học tôi nghiên cứu nhạc lý, ký âm và viết nhiều ca khúc. Đến bây giờ tôi viết khoảng 100 ca khúc và năm 2016 có được duyên lành của bạn bè đã giúp tôi ra được Album nhạc mang tên Ngược dòng”.
Tác phẩm của nhạc sĩ Ngọc Phước đa dạng ở đề tài, thể loại, từ những chủ đề về quê hương, đất nước, đến những sáng tác nội tâm về thân phận con người và cả mảng đề tài âm nhạc Phật giáo. Tuy nhiên, dù sáng tác ở thể tài nào thì âm nhạc của anh cũng toát lên được chất trữ tình, mang đậm âm hưởng dân ca. Anh tâm sự: “Đối với một người như tôi thì nghe nhạc nhiều, nghe từng làn điệu ở mỗi vùng miền khác nhau, quê hương tôi Quảng Nam nhưng tôi nghe những làn điệu miền Bắc, trong Nam và khi muốn viết một ca khúc nào đó thì tôi tưởng tượng. Ví dụ ca khúc nào đó như sương khói chẳng hạn thì tôi lại liên tưởng đến một vùng núi xa xôi có những âm tịch liêu, từ đó dòng nhạc nó chảy theo và nó có những tiết tấu phù hợp như vậy. Tôi không viết âm nhạc trẻ vì chất của tôi lúc nào cũng vậy, như cảm xúc của mình vậy , cho nên tôi vẫn giữ được chất của tôi, rất riêng tư. Điều đó chỉ nghe qua nhạc mới biết được”.
Năm 2015, rất tình cờ từ sự động viên của bạn bè, đồng nghiệp, nhạc sĩ Ngọc Phước đã cho ra mắt công chúng Album mang tên Ngược dòng gồm 10 ca khúc được anh chọn lọc trong số hơn 100 tác phẩm của mình. Đó là: Nhạc sĩ Ngọc Phước kể: “Tôi vô Sài Gòn ôm đàn hát, thì có người bạn nói, ủa nhạc hay vậy sao không làm Album và tôi cũng chỉ nghĩ bạn nói đùa thôi nhưng không nghĩ bạn tài trợ để tôi làm và có một điều vui nữa là nhạc sĩ Duy Cường, con trai của nhạc sĩ Phạm Duy khi nhận những tác phẩm thì anh rất vui và nói tác phẩm rất hay nên anh đã làm 10 tác phẩm của tôi. Trong Album có bài Rong chơi ca sĩ Quang Linh hát và sau đó nhạc sĩ Ngọc phước hát ở cuối CD, Đá nằm nghe tiếng nó trầm tư, Ngược dòng mang tính tâm linh, âm nhạc có pha chút ca trù, tâm hồn phải lắng lại một chút vì ca từ cũng hơi khó nghe. Ca khúc tiếng Chuông đã đạt giải của Hội văn học nghệ thuật toàn quốc năm 2012 nó là ca khúc hơi đặc biệt vì kết hợp từ 3 làn điệu dân ca được giới chuyên môn đánh giá cao”.
Khi nghe những tác phẩm của nhạc sĩ Ngọc Phước, nhạc sĩ Trần Lành -Trung tâm bản quyền âm nhạc Việt Nam tại Đà Nẵng nói: “Bản thân tôi khi tiếp xúc với nhạc sĩ Ngọc Phước thì cái chân chất trong con người anh nó để lại cho tối ấn tượng giữa cuộc sống nhộn nhịp bây giờ, nhưng anh vẫn giữ riêng cho mình nét chân quê và có lẽ tâm hồn của nhạc sĩ Ngọc Phước bị ảnh hưởng của hồn quê, tiếng sông quê nơi anh sinh ra và lớn lên sát dòng sông nới đón những dòng nước ở hòn kẽm chảy đổ ra sông Hàn. Những giai điệu da diết ấy nó ăn sâu vào suy nghĩ của tôi rằng giữa cuộc sống này có một nhạc sĩ bằng những kiến thức tự học nhưng đã cho ra đời những tác phẩm mnag đậm âm hưởng quê hương và tự tình dân tộc. Ngược dòng, ngược dòng ta lội người dòng. Nhạc sĩ Ngọc Phước đã đưa được tâm tư, âm hưởng xứ Quảng vào trong tác phẩm”.
Nhạc sĩ Ngọc Phước cho rằng: “Tôi nghĩ mình phải trải nghiệm, đi nhiều và chiêm nghiệm từ cuộc sống, ngay cả trong sách vở mình học thì đó là chất liệu để mình sáng tác. Còn nghiên cứu âm nhạc thì phương tiện cũng nhiều nên mình có thể tìm hiểu, học hỏi. Cái vốn sẵn có cộng với kinh nghiệm được học, được trải nghiệm thì sẽ tạo cho mình vốn sống để viết.Những chuyến đi thực tế sáng tác ở nhiều nơi, có người nghĩ đi về là phải viết nhưng với tôi cần có thời gian thẩm thấu, đủ chất liệu thì tự nhiên nó bật ra để viết. Khi mà đi có những anh em nhạc sĩ có thể trao đổi với nhau về tác phẩm và mình học hỏi được nhiều thứ lắm.Ví dụ như có nhiều người hỏi Ngược dòng là gì? Tức là ngược dòng trở về nơi từ đó ra đi. Đơn giản chừng đó”.
Với nhạc sĩ Ngọc Phước, được sống, trải nghiệm và làm điều mình thích thì đó là hạnh phúc.