Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Luật căn cước công dân

Chia sẻ
(VOV5)- Tiếp tục phiên họp thứ 26, sáng 12/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu cho ý kiến về Dự thảo Luật căn cước công dân.
(VOV5)- Tiếp tục phiên họp thứ 26, sáng 12/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu cho ý kiến về Dự thảo Luật căn cước công dân.

Dự thảo Luật căn cước công dân bao gồm 5 chương, 34 điều quy định một số nội dung mới mà pháp luật hiện hành về căn cước công dân chưa quy định, như nguyên tắc quản lý căn cước công dân, quyền và nghĩa vụ của công dân về căn cước công dân, trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước công dân, các hành vi bị nghiêm cấm.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Luật căn cước công dân - ảnh 1
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu ý kiến tại phiên họp. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Đại biểu Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị các quy định trong luật cần đảm bảo thống nhất và đồng bộ với các luật có liên quan: Cần bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật vì luật này liên quan đến rất nhiều luật khác, đặc biệt là Luật hộ tịch.Luật này đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến 2 lần nhưng vẫn chưa được trình ra Quốc hội, vì chưa trả lời được vấn đề làm luật hộ tịch giảm bao nhiêu giấy tờ cho công dân, tạo điều kiện cho công dân như thế nào. Mối quan hệ giữa các quy định của Luật căn cước và Luật hộ tịch có ảnh hưởng gì không.

Về thời hạn sử dụng chứng minh nhân dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị ban soạn thảo làm rõ cơ sở để chuyển thời hạn sử dụng chứng minh thư theo độ tuổi và cần đánh giá tác động của việc cấp chứng minh nhân dân theo độ tuổi nếu triển khai trong thực tế.

Ủng hộ về tên gọi Thẻ căn cước công dân thay Chứng minh nhân dân, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị: “Tinh thần là mỗi công dân sinh ra đều có số định danh, thẻ căn cước, đi liền với nó là các dữ liệu thống nhất. Trong khoảng một thời gian nhất định thì chỉ cần tiếp tục cập nhật các yếu tố mới về thông tin và nhận dạng. Khi đó, có thể bỏ các giấy tờ không còn cần thiết như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu”.

Dự kiến, dự thảo Luật căn cước công dân sẽ được đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 13.

Chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật công chứng (sửa đổi) và một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật hải quan (sửa đổi)./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu