Ủy ban thường vụ quốc hội cho ý kiến dự án Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Chia sẻ
(VOV5) -  Các đại biểu đề nghị dự thảo Luật quy định rõ cho phép các tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở giáo dục, thực hiện hoạt động giáo dục bình đẳng với các tổ chức xã hội khác.
(VOV5) -  Các đại biểu đề nghị dự thảo Luật quy định rõ cho phép các tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở giáo dục, thực hiện hoạt động giáo dục bình đẳng với các tổ chức xã hội khác.

Cho ý kiến về dự án Luật tín ngưỡng, tôn giáo trong phiên họp chiều 19/9, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị dự thảo Luật quy định cụ thể hơn về việc các tổ chức, cá nhân tôn giáo được tham gia vào các hoạt động giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo để bảo đảm tính khả thi khi thực hiện.

Ủy ban thường vụ quốc hội cho ý kiến dự án Luật tín ngưỡng, tôn giáo - ảnh 1
Theo bà Lê Thị Nga, nếu không có quan điểm rõ ràng thì sau khi luật ra đời, quản lý Nhà nước về lĩnh vực này tiếp tục không hiệu quả. Ảnh: vneconomy.vn



Các địa biểu cho rằng Luật tín ngưỡng, tôn giáo chỉ nên quy định mang tính nguyên tắc để tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức tôn giáo thực hiện các hoạt động giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo phù hợp với năng lực, đường hướng hoạt động và phát huy tốt vai trò của mình trong đời sống xã hội. Những vấn đề cụ thể về điều kiện, trình tự, thủ tục…để tổ chức tôn giáo thực hiện các hoạt động này cần tuân thủ pháp luật chuyên ngành. Các đại biểu cũng đề nghị dự thảo Luật quy định rõ cho phép các tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở giáo dục, thực hiện hoạt động giáo dục bình đẳng với các tổ chức xã hội khác.

Về hoạt động bảo trợ từ thiện, nhân đạo gắn với y tế, giáo dục, theo Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Giàng A Chu, đây là những hoạt động cần được khuyến khích nhưng nếu là hoạt động trên diện rộng, quy mô lớn thì cần đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu