Tiếp tục giám sát “Việc thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo 2005-2012”

Chia sẻ
(VOV5) - Sáng 25/3, tại Hà Nội, Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012” của Quốc hội tổ chức buổi họp, nghe đại diện Chính phủ báo cáo giải trình lần 2 về những vấn đề liên quan.

(VOV5) - Sáng 25/3, tại Hà Nội, Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012” của Quốc hội tổ chức buổi họp, nghe đại diện Chính phủ báo cáo giải trình lần 2 về những vấn đề liên quan.

Tiếp tục giám sát “Việc thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo 2005-2012” - ảnh 1
Phiên họp của Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012” của Quốc hội



Báo cáo giải trình lần 2 của Chính phủ về việc thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012 cho biết: Từ nguồn vốn huy động cho mục tiêu giảm nghèo giai đoạn này là trên 864 nghìn tỷ đồng, các địa phương đã triển khai nhiều chương trình, dự án thiết thực, giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 22% năm 2005 xuống còn khoảng 7,8% vào năm 2013.


Tuy nhiên, hiệu quả giảm nghèo chưa bền vững, chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là ở khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng khẳng định: Mục tiêu xóa đói giảm nghèo là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước. Chương trình xóa đói giảm nghèo của Việt Nam những năm qua đã đạt được những thành tựu ấn tượng và được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Song để công cuộc xóa đói giảm nghèo thực sự bền vững, cần phải nhận thức đẩy đủ nguyên nhân chủ quan và khách quan để có giải pháp hiệu quả trong thời gian tới. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nói: Tôi đề nghị Đoàn giám sát rà soát lại ý kiến giải trình của các bộ ngành hoàn chỉnh Báo cáo giám sát và nghiên cứu, báo cáo thận trọng về các nội dung này. Bởi những kết quả được và chưa được đều có tác động đến xã hội. Việc này chúng ta còn phải thực hiện trong nhiều năm và nhiều khóa. Thứ 2 là Đoàn giám sát cần có kiến nghị và báo cáo trước Quốc hội về trách nhiệm quản lý Nhà nước. Thứ 3 là trong quá trình thực hiện, ngoài việc đề cao trách nhiệm quản lý của các bộ ngành thì phải thấy được trách nhiệm của các địa phương.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu