Tham khảo Chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ lần thứ 10

Chia sẻ
(VOV5) - Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị hai nước thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương hai nước tăng cường giao lưu; triển khai hiệu quả các nội dung hợp tác song phương và đa phương.

Ngày 23/9, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, phát biểu tại buổi tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Mông Cổ Batsumber Munkhjin nhân dịp thăm Việt Nam và đồng chủ trì Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: Việt Nam luôn coi trọng, mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ và hợp tác với Mông Cổ.

Tham khảo Chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ lần thứ 10  - ảnh 1Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (bên phải) tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Mông Cổ Munkhjin Batsumber. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị hai nước thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương hai nước tăng cường giao lưu; triển khai hiệu quả các nội dung hợp tác song phương và đa phương, nhất là các lĩnh vực hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư; phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, triển khai tốt các hoạt động kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2024.            

Tham khảo Chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ lần thứ 10  - ảnh 2Phiên Tham khảo chính trị Việt Nam-Mông Cổ lần thứ 10. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Cùng ngày, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ và Thứ trưởng Ngoại giao Mông Cổ Batsumber Munkhjin đồng chủ trì phiên Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ lần thứ 10.

Tại đây, Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ đề nghị hai bên tiếp tục duy trì hoạt động trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp giữa Trung ương và địa phương hai nước với nhiều hình thức linh hoạt; chú trọng tăng cường quan hệ kênh đảng, nghị viện và thúc đẩy mạnh giao lưu nhân dân; tiếp tục thúc đẩy hiệu quả hơn nữa hợp tác về quốc phòng, an ninh. Về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, hai bên tiếp tục hợp tác chặt chẽ, tìm kiếm các cơ hội nâng cao kim ngạch thương mại hai chiều trong thời gian tới.

Về các vấn đề quốc tế và khu vực, hai bên cho rằng cần giải quyết các bất đồng trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình thông qua đối thoại, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu