Quốc hội thảo luận về Luật hàng không dân dụng Việt Nam

Chia sẻ
(VOV5) - Các ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể các biện pháp khắc phục tình trạng chậm chuyến, hủy chuyến trong vận chuyển hàng không dân dụng. 

(VOV5) - Các ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể các biện pháp khắc phục tình trạng chậm chuyến, hủy chuyến trong vận chuyển hàng không dân dụng. 

Quốc hội thảo luận về Luật hàng không dân dụng Việt Nam - ảnh 1
Ảnh minh họa (nguồn: internet)

Tiếp tục kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 13, sáng nay Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường.

Trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết: Sân bay Long Thành được chia làm 3 giai đoạn đầu tư với tổng mức đầu tư là 18,7 tỉ đô la Mỹ. Dự kiến vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách, trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. 

Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng khẳng định: Các phương án huy động vốn gồm ODA, vốn thông qua các dự án đầu tư xây dựng chuyển giao kinh doanh BOT…, đầu tư từ khu vực tư nhân thông qua cổ phần hóa tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, đầu tư từ các hãng hàng không và các nhà đầu tư tư nhân thông qua việc đầu tư vào các hạng mục đều có khả năng thu hồi vốn cao. Công suất của sân bay Long Thành được xác định 100 triệu hành khách/năm, gấp 4 lần mức tối đa của sân bay Tân Sơn Nhất.

Thảo luận về Luật hàng không dân dụng Việt Nam, đa số ý kiến tán thành dự thảo Luật quy định Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không dân dụng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải. Các ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể các biện pháp khắc phục tình trạng chậm chuyến, hủy chuyến trong vận chuyển hàng không dân dụng. 

Bà Nguyễn Thanh Thụy, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, nhấn mạnh: "Theo quy định tại Khoản 2 điều 528 Bộ luật dân sự thì vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các bên. Như vậy, việc chậm- hủy chuyến là vi phạm hợp đồng vận chuyển của các hãng hàng không, vì vậy hành khách có quyền đòi bồi thường thiệt hại, mà luật hiện hành chưa quy định rõ trách nhiệm của hãng hàng không đối với quy định này. Và chưa có quy định cơ quan chuyên ngành giải quyết khiếu kiện khi hành khách yêu cầu bồi thường. Tuy dự thảo luật có bổ sung khoản 4a điều 110 khoản 6 điều 145 với mục đích giải quyết thực trạng chậm, hủy chuyến nhưng các quy định này còn chung chung nên khó giải quyết được những bất cập và giải quyết bồi thường cho hành khách vì chậm hủy chuyến".

Buổi chiều, Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận về Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) và Dự án Luật Kiểm toán nhà nước (sửa đổi)./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu