Quốc hội thảo luận dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi)

Vĩnh Phong
Chia sẻ
(VOV5) -Chiều 6/11, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi) và thảo luận về dự án luật này.

Trong thời gian qua, Quốc hội đã thông qua nhiều luật, bộ luật có những quy định liên quan chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an nhân đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung Luật Công an nhân dân bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật của Nhà nước. 

Quốc hội thảo luận dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi) - ảnh 1Quốc hội sẽ lần đầu thảo luận về việc thông qua Hiệp định CPTPP. Ảnh: Hoàng Hà. 

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt, cho biết: Nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội cho rằng: Lực lượng Công an Nhân dân phải là nòng cốt trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật. "Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thấy rằng, việc thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật được giao cho nhiều bộ, ngành, lực lượng chức năng thực hiện. Tuy nhiên, theo tổng kết, đánh giá thì Công an Nhân dân là lực lượng trực tiếp, thường xuyên đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật. Do đó, việc xác định Công an Nhân dân giữ vị trí nòng cốt trong đấu tranh, phòng chống vi phạm phạm luật là phù hợp với thực tiễn và thống nhất với quy định của pháp luật có liên quan. Trên cơ sở xác định vị trí của Công an Nhân dân, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát, bổ sung quy định về chức năng, nhiệm vụ của Công an Nhân dân phù hợp với vai trò của lực lượng này trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Qua thảo luận, các đại biểu nhất trí với việc sửa đổi, bổ sung Luật Công an nhân dân 2014 để thể chế hóa quan điểm về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu