Đổi mới thể chế kinh tế là yêu cầu cấp bách

Chia sẻ
(VOV5) - Trong phiên thảo luận về dự thảo các Văn kiện tại Đại hội lần thứ XII của Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh có bài phát biểu về nội dung “xây dựng một nước Việt Nam thịnh vượng”.
(VOV5) - Trong phiên thảo luận về dự thảo các Văn kiện tại Đại hội lần thứ XII của Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh có bài phát biểu về nội dung “xây dựng một nước Việt Nam thịnh vượng”. Trong đó, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh việc đổi mới thể chế kinh tế là một yêu cầu hết sức cấp bách trong thời gian tới và  là vấn đề thu hút sự quan tâm của các chuyên gia kinh tế.

  

Đổi mới thể chế kinh tế là yêu cầu cấp bách - ảnh 1
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế là yêu cầu hết sức cấp bách


Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, đổi mới thể chế kinh tế là một việc làm hết sức quan trọng. Việt Nam đã qua giai đoạn dài chuyển đổi từ một nền kinh tế lạc hậu, nghèo đói sang một nền kinh tế có thu nhập trung bình và đang ở mức phát triển. Tuy nhiên, đổi mới trong 30 năm qua mới chỉ thay đổi trong nội lực của nền kinh tế. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, cần phải đổi mới thể chế kinh tế với nguyên tắc kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

 

Tiến sỹ Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận đổi mới thể chế kinh tế trong thời gian qua đã đạt một số thành tựu nhưng vẫn chưa được như mong muốn. Tiến sỹ Lưu Bích Hồ nêu ý kiến: “Quan trọng nhất phải tạo ra nền tảng kinh tế thị trường, trong đó nhấn mạnh quyền sở hữu tài sản, phải coi trọng hơn kinh tế tư nhân, phát triển mạnh hơn kinh tế tư nhân. Trong kinh tế thị trường thì vấn đề nền tảng chính là vấn đề sở hữu”.

 

Từ những phân tích nêu trên, các chuyên gia kinh tế mong muốn Đại hội Đảng lần thứ 12 sẽ đưa ra được những chủ trương, định hướng lớn về việc đổi mới thể chế kinh tế theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế, để từ đó xây dựng được một thể chế kinh tế phù hợp với nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng, đồng thời theo định hướng xã hội chủ nghĩa để phục vụ lợi ích của người dân.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu