Tự do tôn giáo ở VN là sự thật không thể xuyên tạc

Thu Hoa
Chia sẻ
(VOV5) - Bản phúc trình về tự do tôn giáo quốc tế năm 2011 được Bộ ngoại giao Mỹ công bố ngày 30-7 mới đây cho rằng Chính phủ VN đã không chứng tỏ xu hướng cải thiện hay thụt lùi trong việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Dù đã ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân, bản phúc trình này vẫn có những nhận xét chưa khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch về tình hình Việt Nam, không thúc đẩy mối quan hệ VN- Hoa kỳ phát triển.

(VOV5) - Bản phúc trình về tự do tôn giáo quốc tế năm 2011 được Bộ ngoại giao Mỹ công bố ngày 30-7 mới đây cho rằng Chính phủ VN đã không chứng tỏ xu hướng cải thiện hay thụt lùi trong việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Dù đã ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân, bản phúc trình này vẫn có những nhận xét chưa khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch về tình hình Việt Nam, không thúc đẩy mối quan hệ VN- Hoa kỳ phát triển.

Tự do tôn giáo ở VN là sự thật không thể xuyên tạc - ảnh 1


   TT Bush cùng phu nhân tại nhà thờ cửa Bắc, Hà Nội. Ảnh : TTXVN


Thực tế về tự do tôn giáo ở Việt Nam đã được chính những chính khách, giới chức tôn giáo Mỹ từng đến Việt Nam ghi nhận. Phó Chủ tịch Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) Michael Lewis Cromartie sau chuyến thăm VN hồi tháng  5-2010 từng nhận xét: “Tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam đã được mở rộng và có nhiều tiến bộ, nhiều điểm đáng khích lệ”. Ông M.L.Cromartie cho biết chuyến thăm VN lần thứ hai năm 2010 sau chuyến thăm lần đầu năm 2007 “để lắng nghe và tìm hiểu về tình hình hoạt động tôn giáo của VN” đã giúp ông thấy rõ và ấn tượng với “sự mở rộng của rất nhiều nơi thờ tự và các cơ sở tôn giáo tại Việt Nam”. Ông nhận thấy “Chính phủ Việt Nam muốn mở rộng hơn nữa tự do tôn giáo và đã có nhiều nỗ lực để chứng tỏ quan điểm này”. Còn nhớ, tháng 12 năm 2011, chỉ hai ngày trước khi Bộ Ngoại giao Mỹ công bố Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2010, người đứng đầu Nhà thờ Tin lành Northwood ở Southlake, bang Texas, Mục sư Bob Roberts nhấn mạnh trước hàng ngàn tín đồ tham dự Diễn đàn tín ngưỡng toàn cầu (Global Faith Forum) rằng: “những người Cộng sản Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo và Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo với hơn 80% dân số có tín ngưỡng”. Cũng trong dịp này, Chủ tịch Tiểu ban về châu Á- Thái Bình Dương và Môi trường Toàn cầu thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, Hạ nghị sỹ Faleomaveaga, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên thường trú Đài TNVN tại Washington, cho biết: “Khi đến Việt Nam, tôi đã tham dự một buổi lễ của người theo đạo Thiên chúa ở ngay giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, và không có bất cứ nơi nào mà tôi phải chứng kiến cảnh người ta bị cấm đoán vì lý do tín ngưỡng. Ngay cả chúng tôi cũng đã tiến hành một số hoạt động tôn giáo và hành lễ ngay tại Việt Nam mà không bị Chính phủ Việt Nam gây khó khăn, cản trở gì... Qua tất cả những gì tôi biết và tất cả những chuyến đi của tôi đến Việt Nam chưa bao giờ trong đầu tôi tồn tại ý nghĩ rằng Chính quyền Việt Nam đàn áp những người theo tôn giáo của họ”.


Một sự thật không thể phủ nhận, đó là VN là quốc gia đa tôn giáo với gần 22 triệu đồng bào có đạo, có gần 80 nghìn chức sắc tôn giáo và gần 24 nghìn cơ sở thờ tự. Nhiều năm qua, khi Pháp lệnh tôn giáo, tín ngưỡng đi vào cuộc sống, đã có thêm 16 tổ chức tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân, nâng tổng số lên 32 tổ chức tôn giáo được nhà nước chính thức công nhận. Ngay trong Bản phúc trình về tự do tôn giáo quốc tế năm 2011, Bộ ngoại giao Mỹ cũng phải thừa nhận rằng “chính phủ VN đã tạo điều kiện để các tôn giáo xây dựng thêm hàng trăm nơi thờ phụng mới, công nhận hai nhóm tôn giáo mới trên toàn quốc, cho đăng ký nhiều giáo đoàn mới, cho phép mở rộng các hoạt động từ thiện, và cho phép cử hành lễ với quy mô lớn hơn 100 nghìn người….”

Đứng về mặt pháp lý, cũng như ở nhiều quốc gia khác, tại Việt Nam, các tôn giáo bình đẳng với nhau và những người có đạo bình đẳng với những người không có đạo trước pháp luật. Không có chuyện người có đạo được ưu tiên hơn người không có đạo, hoặc tôn giáo này được ưu tiên hơn tôn giáo kia… Không có chuyện một tôn giáo nào đó đòi hỏi Nhà nước phải tuân theo một mô hình tôn giáo ở nước ngoài. Cũng như các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, sự khác biệt về mô hình nói chung, quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng giữa các quốc gia là điều bình thường. Quan điểm của VN về vấn đề này thể hiện rõ là Bộ ngoại giao Hoa Kỳ không nên và không có quyền áp đặt mô hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Hoa kỳ cho các quốc gia khác, trong đó có VN. Ông Đặng Tài Tính, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ban Tôn giáo Chính phủ, nêu rõ: Tôi nghĩ rằng mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi khu vực đều có các phong tục, tập quán khác nhau và có nền văn hóa khác nhau. Và muốn để hiểu nhau thì anh cũng phải hiểu được nền văn hóa, phong tục, tập quán của quốc gia, vùng, lãnh thổ ấy, cũng như những quy định luật pháp của mỗi nước, trên cơ sở những Hiến pháp, luật pháp quốc tế cũng như các thông lệ quốc tế. Anh không thể lấy cái thông lệ của nước này để áp đặt cho nước khác vì như vậy thì sẽ rất khó để đối thoại với nhau.

Trong một cuộc họp báo ở Washington ngày 17-11-2011, Ngoại trưởng Hoa kỳ, bà Hillary Clinton đã tuyên bố rằng, tự do tôn giáo vừa là quyền căn bản của con người, vừa là yếu tố cần thiết cho một xã hội ổn định, hòa bình và thịnh vượng. Những điều mà Ngoại trưởng Mỹ nêu ra, cũng chính là những gì VN đã và đang thực thi. Rõ ràng là tự do tôn giáo ở VN đã được chính những người Mỹ thừa nhận ngay trong lòng nước Mỹ và là sự thật không thể xuyên tạc./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu