Đồng tâm, nhất trí đưa đất nước phát triển cường thịnh, dân tộc vẻ vang

Thu Hoa
Chia sẻ
(VOV5) - Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đánh giá, định hướng về tình hình phát triển kinh tế xã hội ngân sách nhà nước năm 2022 và phương hướng những năm tiếp theo. 

Cán bộ, đảng viên, nhân dân Việt Nam đang tích cực triển khai thực hiện các nội dung định hướng của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước đã đề ra cho năm 2022, tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững hơn trong năm 2023 và các năm tiếp theo.

Đồng tâm, nhất trí đưa đất nước phát triển cường thịnh, dân tộc vẻ vang - ảnh 1Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Ảnh: dangcongsan.vn

Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo, việc cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước đồng tâm, nhất trí, nỗ lực phấn đấu, tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi, khắc phục, vượt qua mọi khó khăn, sẽ là nguồn lực quan trọng đưa đất nước phát triển ngày càng cường thịnh, dân tộc ngày càng vẻ vang.

Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tóm lược, tổng hợp, đánh giá, định hướng về tình hình phát triển kinh tế xã hội ngân sách nhà nước năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023; định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…Các nội dung này giúp cán bộ, đảng viên, nhân dân nắm được tổng thể, bao quát một cách chung nhất về tầm nhìn của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng và phát triển đất nước trong thời gian tới.

Quan tâm về định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, ông Nguyễn Duy Quý, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, cho rằng, việc Hội nghị Trung ương có định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thể hiện rõ tầm nhìn chiến lược của Đảng cộng sản Việt Nam trong phát triển đất nước. Băng V6 TSCT 03/11 QUY

Nói về tiềm năng, đất nước của mình vẫn còn lớn, thực tế chưa phát huy hết tiềm năng trên các lĩnh vực như Trung ương đã thảo luận xây dựng quy hoạch để làm thế nào kết hợp chặt chẽ ở cả nước, rồi từng vùng miền, kể cả các lĩnh vực để phối hợp, đưa lên đồng bộ. Cả phát triển về các mặt xây dựng hạ tầng, đề ra chỉ tiêu và mức phấn đấu để đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Ban Chấp hành Trung ương đề ra hướng phát triển rất rõ.

Quan tâm đến quá trình phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như nội dung của Hội nghị Trung ương đã đề cập, ông Nguyễn Quang Huân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam, cho rằng, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá giai đoạn hiện nay phải dựa vào lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Ông Nguyễn Quang Huân cho biết: "Trong bài phát biểu của Tổng Bí thư cũng đã nói phải tập trung cơ cấu lại phát triển, nhưng mà phải đổi mới, cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp hóa hiện đại hóa bắt buộc phải là con đường để chúng ta đạt được các chỉ tiêu. Nếu chúng ta không dựa vào được lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thì chúng ta không thể tăng năng suất lao động được. Hiện nay, chúng ta đang dựa vào GDP tốc độ rất cao, nhưng năng suất lao động tăng không cao - tăng tầm khoảng 4 đến 5%; giai đoạn sau sẽ phải tăng năng suất lao động phải 7,8,9-10%/ năm, khi đó mới tăng bền vững. Để tăng được năng suất lao động thì chỉ có dựa vào công nghiệp hóa hiện đại hóa".

Tâm đắc khi Hội nghị lần này nhất trí cao tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị, ông Nguyễn Hoàng Phương, Đảng viên ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, cho rằng nội dung này rất quan trọng trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Ông Nguyễn Hoàng Phương chia sẻ: "Tại Hội nghị Trung ương lần này, Đảng triển khai thực hiện đồng bộ cả 5 phương thức lãnh đạo của Đảng ngày càng đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả. Trung ương đã quán triệt được các nguyên tắc nhưng đáp ứng được từng nhiệm vụ lãnh đạo của từng cấp, phân cấp phân quyền rõ ràng. Theo tôi, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng không những quyền lực đi đôi với trách nhiệm mà các hoạt động đều tuân thủ nguyên tắc và kỷ luật của Đảng".

Ông Đoàn Minh Long, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa, cho rằng việc Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương thống nhất việc ban hành Nghị quyết về "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới" là rất cần thiết. 

Ông Đoàn Minh Long nhấn mạnh: "Quan trọng nhất trong Nghị quyết này là kiên định về mục tiêu độc lập, chủ nghĩa xã hội, đảm bảo nhất quán sự lãnh đạo của Đảng. Trung ương ban hành Nghị quyết này để tiếp tục hoàn thiện, để xây dựng, tổ chức tốt hơn nữa về Nhà nước pháp quyền. Khi mà đã có luật pháp chặt chẽ thì Nhân dân, cộng đồng thực hiện theo luật pháp đó. Và chắc chắn rằng quyền con người, quyền tự do, dân chủ, quyền an sinh xã hội sẽ được hưởng ở một mức cao, bền vững".

Những nội dung tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã và đang được cán bộ, nhân dân cả nước triển khai quán triệt và thực hiện. Việc trên dưới đồng lòng, cả nước đồng tâm, nhất trí thực hiện những chủ trương của Đảng chính là tiền đề quan trọng để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045, như Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu