Tổng kết phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa giai đọan 2000-2018”

Chia sẻ
(VOV5) - Trong 18 năm thực hiện Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” đã góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, xóa đói, giảm nghèo. 

Sáng 21/9, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2000-2018”. Dự hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

Trong 18 năm thực hiện Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” đã góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Phong trào đã tạo không khí thi đua rộng khắp từ gia đình, làng, xã đến các cấp, các ngành; nhiều giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy. Thông qua các hoạt động của phong trào, nhiều mô hình tự quản tại các khu dân cư đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Tổng kết phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa giai đọan 2000-2018” - ảnh 1

Ảnh: Toquoc.vn

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nêu rõ:“Chúng tôi mong muốn thực hiện thành công các Nghị quyết của Đảng về xây dựng văn hóa và con người Việt Nam. Đặc biệt là những vấn đề rất cụ thể nhưng cần phải sửa ngày nay như các tiêu chí, các quy định về xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa để sau hội nghị này, tiếp thu ý kiến của hội nghị, Thủ tướng Chính phủ sẽ ký ban hành một nghị định quy định về xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa để thực hiện trong thời gian tới đây.”

Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo tập chung đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước và mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa của phong trào; chủ động, đôn đốc, kiểm tra, phát hiện và kịp thời chấn chỉnh các hạn chế trong quá trình thực hiện; xây dựng cơ chế hoạt động của các thiết chế văn hóa.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu